Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh 4 lý do khiến việc kinh doanh thất bại và giải pháp

4 lý do khiến việc kinh doanh thất bại và giải pháp

2294
những lý do kinh doanh thất bại

“Tại sao việc kinh doanh của tôi thất bại? Tại sao cửa hàng của tôi không có khách?”

Có hàng chục lý do kinh doanh thất bại, và dưới đây là những lý do những anh chị mới kinh doanh hay gặp phải nhất. Thử xem bạn có đang mắc phải sai lầm nào không nhé.

1. Không có kế hoạch kinh doanh và sản phẩm không mang tính độc – lạ

Đây là lý do kinh doanh thất bại rất hay gặp phải với những người kinh doanh lần đầu. Thứ kế hoạch mà bạn vạch ra trên giấy nghe có vẻ hay ho nhưng thật ra chỉ là một mớ giấy lộn không hơn không kém khi áp dụng vào thực tại. Vì vậy, trước khi lập kế hoạch, hãy bỏ thời gian làm một nghiên cứu nhỏ bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Khách hàng của bạn là ai?
  • Họ mua sản phẩm của bạn thế nào? Mua trực tiếp, mua online, hay cả hai?
  • Khách hàng sẽ biết đến cửa hàng của bạn bằng cách nào?

Những câu hỏi tưởng chừng như đậm lý thuyết nhưng khi trả lời được, nó sẽ giúp bạn chọn được sản phẩm, chiến lược kinh doanh một cách hợp lý, hiệu quả nhất. Và trong thời đại internet lên ngôi, mọi câu hỏi của bạn đều có thể được giải đáp chỉ sau vài phút search google.

Trong kinh doanh, giá trị độc nhất (Unique Value Proposition) là một yếu tố then chốt. Nó là những điểm làm bạn khác biệt, nổi bật hơn so với đổi thủ.

Có thể là bất cứ điều gì. Sản phẩm giá rẻ nhất, trang trí cửa hàng một cách độc đáo, phục vụ tận tình, hay đơn giản chỉ là những món quà nho nhỏ đính kèm hay dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp nhất đều có thể là lợi thế để làm khách hàng lựa chọn bạn thay vì những đối thủ cạnh tranh.

Do vậy khi bắt đầu kinh doanh, anh chị cần xác định tính độc – lạ trong sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, cách trang trí cửa hàng… để tạo ấn tương và mang tới những trải nghiệm mua sắm thú vị cho khách hàng.

Đọc thêm: Kinh nghiệm quản lý cửa hàng quần áo cực hiệu quả

2. Thất bại trong việc lắng nghe khách hàng

Nếu bạn không tìm được giá trị độc nhất của mình, hãy nói chuyện với khách hàng. Khách hàng chính là nguồn thông tin chính xác nhất, đưa đến cho bạn một góc nhìn khác, trực quan hơn về việc kinh doanh của mình. Không lắng nghe khách hàng là lý do khiến việc kinh doanh của bạn ngày càng thui chột, lỗi thời.

Dưới đây là vài kênh để bạn có thể lắng nghe khách hàng:

  • Mạng xã hội: Facebook, Instagram… là những công cụ lắng nghe hiệu quả nhất, gần gũi nhất.
  • Làm khảo sát: Cách truyền thống để lấy ý kiến khách hàng, offer khách hàng một món quà nhỏ xinh cho mỗi khảo sát, chắc hẳn sẽ có nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài phút để giúp bạn làm khảo sát đó.
4 lý do khiến việc kinh doanh thất bại
Thất bại trong việc lắng nghe khách hàng

>> Kinh nghiệm bán hàng online từ A-Z cho người mới bắt đầu

3. Mong chờ sẽ thu lợi nhuận ngay lập tức

Phần lớn việc kinh doanh sẽ không thu lại lợi nhuận ngay khi ta tiến hành kinh doanh với mô hình nhỏ lẻ. Vì vốn ít nên lợi nhuận phải dùng để xoay vòng vốn ngay. Nhiều người sẽ không thu được lợi nhuận từ kinh doanh trong vòng mấy tháng đầu.

Chính vì thế khi mới bắt tay vào kinh doanh, bạn không nên mong chờ nó sẽ làm bạn giầu ngay lập tức. Hãy chuẩn bị tâm lý thật chắc để tránh khỏi việc bạn sẽ nản lòng và dừng lại các kế hoạch công việc kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, nhiều người thất bại chỉ sau một thời gian kinh doanh ngắn. Đặc điểm chung của họ là vay mượn rất nhiều tiền để làm vốn từ ngân hàng, người quen, bạn bè… để bắt đầu kinh doanh. Và điều này có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của họ, họ phải chịu áp lực về tiền bạc để trả nợ và muốn kinh doanh thu lời ngay lập tức.

Tuy nhiên “dục tốc bất đạt” bởi bạn không những cần nhiều yếu tố về chuyên môn mà còn phải có chút duyên với kinh doanh để thành công. Việc vay nợ một số tiền quá lớn ngay từ thời điểm ban đầu khiến bạn phải mạo hiểm và gánh vách nặng hơn rất nhiều.

Những người kinh doanh thông thái phải biết làm sao để cân bằng giữa số nợ và thu nhập. Vậy để bắt đầu kinh doanh một cách hiệu quả và nhẹ nhõm hơn, bạn nên dùng tiền tiết kiệm của mình làm vốn và không nên vay tiền quá nhiều.

Kinh doanh riêng đòi hỏi bạn phải có đủ vốn. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần rằng có thể mình sẽ tiêu tốn, thật chí mất trắng. Vì thế, đừng tự tạo cho mình áp lực về tài chính, hãy kinh doanh ít vốn thông minh bằng cách thử kinh doanh trực tuyến chẳng hạn.

4. Không có kinh nghiệm quản lý cửa hàng

Với những người chưa có kinh nghiệm, việc kiểm soát tài chính và sử dụng vốn thế nào cho có hiệu quả thường gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ quản lý dòng tiền, mọi hoạt động như quản lý nhân viên, hàng hóa cũng gặp những trở ngại. Bởi trước đó, có thể họ là người bán hàng online nhưng không có nhiều khoản phải chi, nhiều người phải quản như mở shop.

Việc không có kinh nghiệm dẫn đến tình trạng dùng vốn không hiệu quả, mất mát hàng hóa thậm chí là doanh thu, lợi nhuận cũng tính toán chưa chuẩn xác. Chính vì những vấn đề tưởng nhỏ như vậy, việc kinh doanh có thể gặp thất bại khó cứu vãn được.

Chủ shop nên tìm cho mình những công cụ hỗ trợ việc quản lý, hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để việc quản lý cửa hàng không còn bỡ ngỡ, vận hành cửa hàng trơn tru hơn và kinh doanh tốt hơn.

>> Làm sao để kiểm soát doanh thu, chi phí tại shop bán lẻ

5. Giải pháp quản lý bán hàng hiệu quả, hạn chế thất thoát

Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop với những tính năng ưu việt giúp chủ cửa hàng quản lý mọi nghiệp vụ một cách chặt chẽ và chính xác. Từ kho đến hàng hóa, dòng tiền, nhân viên, khách hàng hay việc quản lý nhà cung cấp, nhà vận chuyển đều. Tất cả đều được phần mềm lưu lại thông tin, tích hợp và cập nhật trạng thái liên tục, đảm bảo mọi diễn biến tại cửa hàng đều được kiểm soát chặt chẽ.

Đặc biêt, công ty cố phần MISA – đơn vị phát hành MISA eShop miễn phí cho khách hàng trải nghiệm phần mềm miễn phí trong 15 ngày. Chỉ sau 5 phút cài đặt, chủ shop thời trang có thể dùng thử các tính năng trên phần mềm một cách dễ dàng. Đăng kí ngay để không bỏ lỡ trợ thủ bán hàng đắc lực này nhé:

CTA

Khởi nghiệp là xu thế hiện nay của rất nhiều bạn trẻ. Tìm hiểu được những lý do kinh doanh thất bại sẽ giúp anh chị không mắc phải những sai lầm đó và tìm được công cụ quản lý bán hàng thông minh trợ giúp. Chúc anh chị kinh doanh thành công.