Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Kinh nghiệm mở shop quần áo chi tiết nhất cho người mới...

Kinh nghiệm mở shop quần áo chi tiết nhất cho người mới bắt đầu

58311
kinh nghiệm mở cửa hàng thời trang

Bạn đang có dự định kinh doanh quần áo, thời trang nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Nhập quần áo ở đâu giá rẻ, chọn mặt bằng kinh doanh thế nào, làm cách nào để thu hút khách hàng? Tất tần tật những kinh nghiệm mở shop quần áo cho người mới bắt đầu thời trang qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn!

1. Tại sao nên chọn quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang để kinh doanh?

Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Và đây là những lý do giải thích tại sao bạn nên kinh doanh thời trang thay vì những lĩnh vực khác:

  • Tập khách hàng lớn, thị trường tiềm năng và chưa từng có dấu hiệu chững lại: bạn có thể mở shop quần áo nữ, quần áo nam, cửa hàng thời trang mẹ và bé, cửa hàng thời trang trung niên…
  • Tỉ lệ rủi ro khi đầu tư thấp hơn một số ngành thương mại khác. Đặc biệt với hình thức bán hàng quần áo online trên mạng xã hội hoặc sàn TMĐT, bạn sẽ không cần mất chi phí mở gian hàng, không cần thuê mặt bằng.
  • Vốn khởi nghiệp mở shop quần áo nhỏ hơn một số ngành hàng kinh doanh khác như điện tử – điện mạnh, phụ kiện ô tô xe máy, đồ nội thất…
  • Đa dạng nguồn hàng: xưởng may, làm đại lý cho hãng thời trang, nhập từ chợ quần áo đầu mối, nguồn hàng quần áo từ các trang TMĐT như taobao… 
  • Cách thức tiếp cận khách hàng dễ dàng

Nói tỉ lệ rủi ro thấp không có nghĩa là bạn có thể kinh doanh có lãi nếu không có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và quyết tâm theo đuổi mục tiêu. Thực tế, cứ 100 cửa hàng mở ra có đến gần 40 cửa hàng thời trang sang nhượng lại cửa hàng hoăc đóng cửa do kinh doanh thất bại. Chính vì thế, hãy nắm chắc những kinh nghiệm đắt giá dưới đây để kinh doanh thật thành công nhé!

Đọc thêm:
>> 5 lý do khiến doanh thu cửa hàng bạn không có sự tăng trưởng
>> 6 lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng thời trang

2. Lên ý tưởng kinh doanh quần áo, giày dép hay phụ kiện? (Ideas)

Mọi ý tưởng đều không có giá trị khi bạn để nó trong đầu và không thực hiện nó. Nếu muốn kinh doanh thời trang, hãy phác thảo ý tưởng kinh doanh ra giấy hoặc bất cứ nơi nào sẽ giúp bạn lưu lại thông tin cụ thể.

Lựa chọn sản phẩm chính kinh doanh: từ quần áo, giày dép, túi xách, balo cho đến những phụ kiện thời trang khác như trang sức, mũ nón, kính mắt, đồ handmade hay vali, phụ kiện du lịch… Thời trang – phụ kiện là ngành có nhiều nhóm sản phẩm, bạn có thể chọn 1 sản phẩm chủ lực và kết hợp với 1-2 món bán kèm. Ví dụ combo: quần áo nữ + túi xách, quần áo nam + giày dép + thắt lưng…

Ý tưởng của bạn cần nêu được mặt hàng kinh doanh, phong cách cửa hàng, những mục tiêu kinh doanh. Ý tưởng phát triển kinh doanh theo hướng nào, những cái tên thương hiệu bạn nghĩ đến… Ý tưởng càng phong phú, bạn sẽ có được những lựa chọn đúng khi cân nhắc giữa những ý tưởng được đưa ra.

2.1. Phong cách cửa hàng

Bao gồm phong cách sản phẩm, phong cách bày trí cửa hàng và phong cách phục vụ khách hàng. Tất cả cần có sự tương thông để mỗi khi nghĩ tới, khách hàng sẽ nhớ tới shop thời trang của bạn với sự chuyên nghiệp và hài lòng nhất. Cách kinh doanh quần áo hiệu quả thể hiện từ việc sáng tạo ra những ý tưởng kinh doanh mới lạ. Tìm ra những mô hình shop thời trang được khách hàng yêu thích.

Bạn có thể tham khảo một số xu hướng trang trí cửa hàng như: trang trí cửa hàng xanh, vintage, hiện đại…

2.2. Tên cửa hàng thời trang

Một trong những kinh nghiệm mở shop quần áo thành công là cần nghĩ tên shop thời trang. Nên đặt tên shop là gì để khách hàng vừa dễ nhớ, vừa gây được ấn tượng với họ, đồng thời phải là một cái tên hay, ăn khớp với phong cách cửa hàng không hề dễ.

Chính vì thế, hãy thử điểm mặt những tên shop thời trang phổ biến trên thị trường, xu hướng đặt tên shop thế nào? Có như vậy, bạn mới có nhiều ý tưởng hay và không bị trùng lặp với các shop quần áo, giày dép hay phụ kiện đã có mặt trên thị trường.

Tham khảo một số những tên shop quần áo hay – đây cũng là những cửa hàng thời trang được nhiều khách hàng yêu thích:

  • Phong cách độc lạ: Mộc, Bé Xíu, Tí Teo.. 
  • Tên có từ tiếng Anh: Daisy, Retro, Holmes, Adam, Eva, Thunder…
  • Tên gắn với chủ cửa hàng, chủ thương hiệu: Trang Boutique, Van Anh Scarlet
  • Tên viết tắt gợi sự tò mò như: J.M., H.T. Store..
  • Tên cửa hàng theo đặc tính nổi bật của sản phẩm: Độc boutique, Sport Closet, Lep’s,..
  • Đặt tên cửa hàng thời trang bằng số, chữ cái: Twenty Five, Eighteen, Seventown, …

cách đặt tên cửa hàng

2.3. Học hỏi kinh nghiệp kinh doanh quần áo thời trang

Một trong những điều cần biết khi mở shop quần áo, đó là học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh từ người đi trước. Từ đó, đặt ra mục tiêu khi kinh doanh cửa hàng. Mục tiêu ấy có khả năng đạt được hay không, thực hiện trong bao lâu, làm sao để đạt được mục tiêu ấy?

Chẳng hạn: Mục tiêu đạt lợi nhuận 300 triệu trong năm đầu tiên, ổn định cửa hàng sau 2 tháng đi vào hoạt động… Và câu trả lời về con đường tiến đến mục tiêu, đó là lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng.

MISA eShop tặng bạn tài liệu Hướng dẫn kinh doanh và mở cửa hàng QUẦN ÁO, GIÀY DÉP cho người mới bắt đầu. Tải ngay: 

tài liệu

Xêm thêm:
>> Mở shop giày dép cần chuẩn bị những gì?

>> Phần mềm quản lý shop thời trang chuyên nghiệp nhất hiện nay

3. Hướng dẫn lên kế hoạch kinh doanh quần áo chi tiết

Kế hoạch kinh doanh quần áo là gì? Kế hoạch kinh doanh là những nội dung thể hiện dưới dạng tài liệu phác thảo, thể hiện chi tiết quá trình kinh doanh của cửa hàng quần áo trong một khoảng thời gian nhất định.

Kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang của nhiều chủ cửa hàng quần áo, giày dép cho thấy, kế hoạch kinh doanh là cực kì quan trọng. Nó giúp chủ shop biết được mình cần phải làm những gì, không bỏ sót các đầu việc. Đồng thời xác định được rõ hướng đi của cửa hàng trong từng giai đoạn cụ thể.

3.1. Xác định mô hình kinh doanh shop thời trang

Bạn nên chọn được mô hình kinh doanh trước khi tìm kiếm khách hàng. Bởi có thể khi kiếm tìm khách hàng mục tiêu rồi nhưng mô hình kinh doanh của bạn không phù hợp, việc bạn đã làm là công cốc.

Hiện nay, kinh doanh quần áo, giày dép có nhiều mô hình để chủ shop có thể theo đuổi.

  • Phổ biến là mở shop bán lẻ, mở shop bán buôn với nguồn hàng có sẵn
  • Kinh doanh thời trang thiết kế tự may
  • Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu,
  • Kinh doanh chuỗi cửa hàng thời trang

Về hình thức kinh doanh cửa hàng có offline và online, kinh nghiệm bước đầu kinh doanh bạn nên chọn hình thức kinh doanh online trên Facebook, Instagram hoặc cac sàn TMĐT phổ biến hiện nay (Shopee, Lazada, Sendo…). Mỗi kênh bán hàng đều có những ưu/nhược điểm khác nhau, bạn có thể tìm hiểu thêm Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada hay Tiki?

3.2. Xác định khách hàng mục tiêu

Khi buôn bán quần áo, bạn cần xác định được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai. Hay ai là người có thể mua quần áo, túi xách của bạn? Xác định được đối tượng này, bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng phù hợp với đối tượng tiềm năng mua hàng. Đồng thời, khách hàng cũng là người có khả năng chi trả cho những mặt hàng bạn bán.

Xác định khách hàng mục tiêu không chỉ đơn thuần xem họ là ai. Bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin khác như:

  • Khách hàng ở đâu?
  • Độ tuổi là bao nhiêu?
  • Nghề nghiệp của họ?
  • Sở thích, thói quen hàng ngày?
  • Kênh mua sắm yêu thích của họ?
  • Mức thu nhập bình quân của họ?

Càng xây dựng chi tiết chân dung khách hàng, bạn càng có khả năng tiếp cận cao với họ. Bên cạnh đó hiểu được thói quen sở thích của họ để tư vấn khách hàng, bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

MISA eShop ví dụ về chân dung khách hàng tại một shop thời trang trẻ em từ 1 – 10 tuổi như sau:

chân dung khách hàng

>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng giúp tăng doanh số
>> Làm sao để kiểm soát doanh thu, chi phí tại shop bán lẻ

3.3. Mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền?

Mở shop quần áo nam cần bao nhiêu tiền? Mở shop thời trang thiết kế cần bao nhiêu tiền? Hay mở shop quần áo trẻ em cần bao nhiêu tiền?Mở shop quần áo nữ cần bao nhiêu vốn?… Đây là những câu hỏi mà hầu hết chủ shop đều băn khoăn khi chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng.

Số vốn mở cửa hàng quần áo, giày dép hay phụ kiện sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, mô hình kinh doanh và khu vực địa lý mở shop thời trang. Dao động từ 50 đến 300 triệu với các shop thời trang đại chúng.

Với các shop thời trang hàng hiệu hay nhượng quyền thương hiệu lớn, mở shop có thể tiêu tốn số vốn từ 1 tới vài tỷ đồng. Và tất nhiên, để hoạch định số vốn bạn cần, MISA eShop sẽ đưa ra một vài gợi ý để bạn có thể chuẩn bị số vốn gần đúng nhất với khoản vốn thực tế cần bỏ ra.

Số vốn để kinh doanh quần áo online

Khi mở shop online, số vốn của bạn chuẩn bị sẽ thấp hơn nhiều so với các shop thời trang có mặt bằng lớn tại các khu phố trung tâm. Theo đó, chi phí vốn bỏ ra bao gồm:

  • Vốn nhập hàng hóa (khoảng 5-30 triệu đồng)
  • Chi phí chạy quảng cáo online (6-20 triệu tùy  vào ngân sách bạn chạy)
  • Một vài chi phí khác như đóng gói hàng hóa, hóa đơn, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và đơn hàng online (khoảng 10 triệu).

Như vậy, để mở một shop quần áo thời trang online bạn cần chuẩn bị vốn tối thiểu khoảng 30 triệu để sẵn sàng hoạt động một shop online hiệu quả.

Mở cửa hàng quần áo cần bao nhiêu tiền?

Để mở một shop thời trang nam, nữ hay các shop giày dép, phụ kiện, bạn cần chuẩn bị số vốn nhiều hơn khi kinh doanh quần áo online. Trong đó, những khoản mục chi phí không thể thiếu khi mở shop thời trang bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng (từ 3-50 triệu đồng) tùy vào từng khu vực là các tỉnh thành hay thành phố lớn, trong mặt ngõ hay ngoài mặt phố, một mặt tiền hay 2,3 mặt tiền,… Và trong hợp đồng, bên cho thuê cũng thường yêu cầu bạn đóng trước 3 – 6 tháng tiền thuê mặt bằng.
  • Vốn nhập hàng hóa (20-50 triệu đồng): do là cửa hàng nên bạn cần treo đủ số lượng và mẫu mã tại cửa hàng, tránh tình trạng để trống các giá kệ treo đồ.
  • Vốn trang trí, mua sắm dụng cụ, thiết bị tại cửa hàng (20-50 triệu). Bao gồm chi phí trang trí mặt tiền cửa hàng, bảng biển, giá kệ treo đồ, móc treo quần áo, manocanh…
  • Chi phí phát sinh khác: 10 triệu đồng

Nếu mở một shop bán hàng, hãy cầm chắc trong tay tối thiểu 200 triệu để có thể khai trương shop quần áo một cách trơn tru, thuận lợi, đây là con số khiêm tốn với các shop thời trang nhỏ trong mặt ngõ hoặc ở các tỉnh thành có chi phí thuê mặt bằng thấp. Hoặc không tính đến phí thuê mặt bằng do kinh doanh cửa hàng tại nhà.

vốn mở cửa hàng
Chuẩn bị vốn để mở shop thời trang căn cứ vào mô hình và quy mô kinh doanh

Bảng thống kê tất tần tật chi phí mở shop quần áo

DỰ TOÁN NGÂN SÁCH MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG DIỆN TÍCH 40M2
STT NỘI THẤT + BIỂN BẢNG Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú (bắt buộc)
1 Biển nhận diện dự kiến 1.00 12,000,000 12,000,000 12,000,000
2 Nội thất : Kệ trưng bày , bàn trưng bày , tường gỗ trưng bày, cột sắt trưng bày dự kiến 2 triệu/m2 (tùy mặt bằng) 1.00 60,000,000 60,000,000 60,000,000
3 Quầy thu ngân dự kiến 1.00 4,500,000 4,500,000 4,500,000
4 Đèn chiếu dự kiến 30.00 270,000 8,100,000 8,100,000
5 Ghế ngồi thu ngân + ghế ngồi chờ dự kiến 2.00 1,000,000 2,000,000 2,000,000
6 CÔNG DỤNG CỤ TRƯNG BÀY 0
7 Manocanh dự kiến 1.00 1,800,000 1,800,000 1,800,000
8 Dụng cụ trưng bày hàng hóa dự kiến 1.00 500,000 500,000 500,000
9 Cây trưng bày dự kiến 3.00 600,000 1,800,000 0
10 Poster trang trí trong gian hàng dự kiến 2.00 1,500,000 3,000,000 0
11 CHỈNH SỬA MẶT BẰNG ( nếu cần ) 0
12 Trần thạch cao dự kiến 1.00 8,000,000 8,000,000 0
13 Phòng thử đồ thạch cao dự kiến 2.00 1,000,000 2,000,000 2,000,000
14 Sàn nhà dự kiến 1.00 6,000,000 6,000,000 0
15 Sơn tường dự kiến 1.00 1,000,000 1,000,000 1,000,000
16 THUÊ MẶT BẰNG DỰ KIẾN
17 Tiền thuê nhà dự kiến 6.00 10,000,000 60,000,000 60,000,000
18 Hàng hóa dự kiến 1500.00 100000 150,000,000 150,000,000
19 Túi đựng đồ, giấy in hóa đơn dự kiến 1.00 500,000 500,000 500,000
20 CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH KHAI TRƯƠNG 0
21 Quảng cáo facebook trước khai trương dự kiến 1.00 5,000,000 5,000,000 5,000,000
22 Tiệc ngọt nhẹ dự kiến 1.00 1,500,000 1,500,000 1,500,000
23 CÔNG DỤNG CỤ PHỤC VỤ BÁN HÀNG 0
24 Máy tính dự kiến 1.00 4,000,000 4,000,000 4,000,000
25 Phần mềm bán hàng dự kiến 1.00 5,000,000 5,000,000 5,000,000
26 Máy in bill dự kiến 1.00 2,000,000 2,000,000 2,000,000
27 Máy quét mã vạch dự kiến 1.00 1,000,000 1,000,000 1,000,000
TỔNG 339,700,000
TỔNG BẮT BUỘC 320,900,000

4. Kinh nghiệm nhập hàng quần áo, giày dép chất lượng, giá rẻ?

Mở cửa hàng thời trang cần chuẩn bị những gì? Tất nhiên không thể thiếu được những mặt hàng quần áo, giày dép hay phụ kiện chất lượng. Nhưng nhập hàng ở đâu lại là câu hỏi nhiều chủ shop quan tâm hơn cả. Dưới đây là một số đầu mối bạn có thể nhập được nguồn hàng thời trang đa dạng, chất lượng:

Tham khảo ngay: 10 địa chỉ nhập quần áo giá sỉ vừa rẻ vừa chất lượng 

5. Đăng kí giấy phép kinh doanh mở shop thời trang

Có rất nhiều chủ shop thắc mắc “Mở shop thời trang có cần giấy phép kinh doanh không?”. Câu trả lời là có.

Đăng kí giấy phép kinh doanh dành cho hộ cá thể là thủ tục bắt buộc khi bạn mở cửa hàng thời trang. Để tránh việc bị kiểm tra thủ tục hành chính đột xuất từ phía công an thị trường, hãy đảm bảo việc kinh doanh của bạn đã có giấy phép.

Thủ tục đăng kí kinh doanh không quá phức tạp, để biết cách đăng kí giấy phép kinh doanh, bạn có thể đọc hướng dẫn tại đây.

Nếu không có giấy phép đăng kí kinh doanh, cửa hàng của bạn có thể bị gián đoạn việc buôn bán do bị đề nghị dừng kinh doanh cho đến khi có giấy phép. Hoặc bị xử phạt hành chính, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể bị thu giữ hàng hóa khi bán hàng không có xuất xứ… Chính bởi vậy, đừng quên đăng kí giấy phép kinh doanh để khởi sự bán hàng thành công nhé!

5. Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh thời trang

Buôn có phường, bán có chợ là kinh nghiệm để chọn một địa điểm kinh doanh quần áo, giày dép thuận lợi.

Những tiêu chí để chọn được một mặt bằng kinh doanh tốt bao gồm:

  • Vị trí cửa hàng
  • Diện tích mặt bằng
  • Tiềm năng kinh doanh của mặt bằng
  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Mức độ nhận biết và thuận tiện

Tùy vào khả năng tài chính và chiến lược bán hàng, bạn hãy chọn cho mình một mặt bằng kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn, với các mặt hàng bình dân, bạn có thể mở trên mặt phố nhỏ, mặt ngõ thuận tiện giao thông, khu vực đông dân cư.

Nhưng với mặt hàng cao cấp, bạn cần mở shop tại nơi có khu vực đông dân cư, dân trí cao hoặc tại các mặt phố lớn, thu hút tầm nhìn và là nơi sầm uất, qua lại của các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, hãy cân nhắc về yếu tố chi phí thuê cửa hàng. Nếu phải đầu tư quá nhiều vào chi phí mặt bằng mà tiềm năng bán hàng chưa thực sự tốt, hãy xem lại nơi đó có thực sự tốt cho việc kinh doanh trong tương lai hay không?

7. Thiết kế và trang trí cửa hàng thời trang

Sau khi chọn được mặt bằng, hãy định hình phong cách thiết kế cho cửa hàng bạn. Một trong những xu hướng lên ngôi trong thiết kế cửa hàng bán lẻ, đó là xu hướng xanh. Tận dụng ánh sáng tự nhiên, bổ sung cây xanh và các vật liệu tự nhiên để đem lại trải nghiệm mua sắm thoải mái cho khách hàng.

7.1. Lưu ý khi bày trí cửa hàng

Không nên bày trí cửa hàng với mật độ quá dày đặc, hãy thiết kế không gian để khách hàng có thể dừng chân, ngồi nghỉ hợp lý hay khu vực thử đồ thông thoáng. Với shop giày dép, đảm bảo lối đi lại cho khách hàng, có ghế ngồi để khách hàng thử giày dép.

Tránh tình trạng để trống hàng hóa trên giá kệ. Hãy đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng trên giá để khách hàng có thể chọn mua. Không bày quá nhiều sản phẩm trong cùng một mẫu ở trên kệ.

kinh nghiệm mở shop quần áo và cách trang trí
Trang trí và bày trí cửa hàng thời trang

7.2. Cách trang trí shop quần áo để thu hút khách hàng

Kinh nghiệm trang trí shop thời trang là bạn nên sử dụng các loại đèn ánh vàng cho shop quần áo, đèn ánh trắng cho các shop giày dép. Bởi vậy, khi trang trí cửa hàng, hãy học cách trang trí. Tìm hiểu thêm những mẹo kinh doanh dù nhỏ nhất khi buôn bán quần áo, phụ kiện.

Sử dụng các loại ma-nơ-canh chất lượng. Một chiếc váy mặc trên ma-nơ-canh chất lượng sẽ đẹp và hút mắt khách hàng hơn rất nhiều so với chiếc váy mặc trên con ma-nơ-canh kém chất lượng. Và tất nhiên, hãy thường xuyên thay mới những bộ đồ bán chạy cho ma-nơ-canh. Đừng để cả tháng mà canh vẫn chỉ mặc duy nhất một bộ đồ, hoặc thay đổi 2,3 lần.

Sử dụng gương đèn led cho cửa hàng nếu có thể. Gương đặt dưới ánh đèn vàng sẽ giúp người đứng trước gương trông trắng và bắt mắt hơn rất nhiều. Đây cũng là mẹo để khi khách hàng thử đồ tại cửa hàng luôn cảm thấy đẹp hơn khi thử đồ tại nhà.

>> Trang trí cửa hàng thời trang như thế nào để thu hút khách hàng dịp cuối năm?
>> Những điều cần biết khi chọn mua phần mềm quản lý bán hàng

8. Tạo dựng sự chuyên nghiệp trong bán hàng ngay từ khi bắt đầu

Nếu mở shop thời trang dù là cửa hàng online hay truyền thống, hãy tạo dựng sự chuyên nghiệp trong bán hàng ngay từ khi bắt đầu.

Sự chuyên nghiệp được thể hiện từ cách trang trí cửa hàng, cách gắn mác sản phẩm, cách bán hàng của nhân viên hay cách thanh toán cho khách hàng. Một cửa hàng có hóa đơn bán hàng sẽ chuyên nghiệp hơn cửa hàng không có. Mác sản phẩm được in tem mang thương hiệu riêng cũng chuyên nghiệp hơn mác quần áo từ Trung Quốc hay xưởng may.

Để chuyên nghiệp hơn trong bán hàng và quản lý cửa hàng, chủ shop nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thời trang để giúp hệ thống hóa toàn bộ nghiệp vụ trong của hàng. Nó sẽ giúp bạn:

  • Tạo và in tem mác sản phẩm
  • Tạo hóa đơn khi thanh toán cho khách hàng
  • Tra cứu hàng hóa, tư vấn sản phẩm cho khách bằng điện thoại di động
  • Quản lý doanh thu, chi phí, hàng hóa rõ ràng trên điện thoại, laptop hay máy tính bảng…

CTA

MISA eShop là một phần mềm quản lý bán hàng thời trang chuyên nghiệp được nhiều chủ shop quần áo, giày dép, phụ kiện tin dùng. Nếu mở shop thời trang, bạn có thể sử dụng MISA eShop để tạo dựng sự chuyên nghiệp từ ngay bước đầu kinh doanh nhé.

9. Những lưu ý khi khai trương cửa hàng quần áo thời trang

Ngày khai trương có ý nghĩa đặc biệt với những người kinh doanh buôn bán. “Đầu xuôi đuôi lọt” là quan niệm từ xưa đến nay vẫn được áp dụng. Ngày khai trương có thuận lợi, quá trình kinh doanh sau đó mới tốt.

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở shop thời trang, hãy khai trương cửa hàng của riêng mình. Và kinh nghiệm để chuẩn bị cho ngày khai trương, là người buôn bán quần áo nhất định bạn phải biết những lưu ý sau:

  • Xem ngày tốt để khai trương
  • Lên danh sách khách mời tham dự trong ngày khai trương
  • Chuẩn bị lễ cúng khai trương đầy đủ
  • Sẵn sàng hàng hóa và nhân lực để phục vụ khách hàng ngày khai trương
  • Lên chương trình ưu đãi cho dịp khai trương
  • Truyền thông, giới thiệu cho khách hàng về ngày khai trương

Nói đến khai trương cửa hàng, hãy để ý những tiểu tiết nhỏ nhất để mọi thứ đều được thuận buồm. Nên kiêng kị cãi nhau, đổ vỡ trong ngày khai trương. Đặc biệt, hãy chuẩn bị chương trình thu hút khách hàng thật tốt để ngày khai trương bán được càng nhiều hàng hóa càng tốt.

10. Tổng kết

Trên đây là những kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang dành cho những người mới bắt đầu kinh doanh. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho những chủ shop tương lai có ý định kinh doanh biết cách bán quần áo hiệu quả, lện kế hoạch kinh doanh và triển khai kế hoạch thành công hơn.

MISA eShop – nền tảng quản lý bán hàng đa kênh phù hợp với shop thời trang quản lý tồn kho, doanh thu, nhân viên chính xác. Giảm 80% thời gian và tiết kiệm 30% chi phí vận hành.

Đăng ký 15 ngày dùng thử miễn phí Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop:

đăng ký dùng thử

 

Bài viết liên quan
Xem tất cả