Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh 7 lý do khiến việc kinh doanh thời trang của bạn bị...

7 lý do khiến việc kinh doanh thời trang của bạn bị thất bại

1327

Ngày nay, với mong muốn được làm chủ cuộc sống và công việc của mình, người trẻ có xu hướng tự kinh doanh. Mô hình kinh doanh mà giới trẻ chủ yếu hướng tới là kinh doanh shop quần áo, đồ chơi, giày dép, túi xách hay phụ kiện. Tuy là mô hình kinh doanh đơn giản, nhưng với những người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là 7 lý do tại sao bạn kinh doanh thất bại.  

Đọc thêm:
>> Những xu hướng marketing trong ngành kinh doanh thời trang hiện nay
>> Lập kế hoạch kinh doanh 6 tháng cuối năm dành cho shop thời trang

1. Sản phẩm không có sự nổi bật

Trong bất cứ một thương vụ kinh doanh nào, sản phẩm kinh doanh chính là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của một cửa hàng. Việc bạn lựa chọn mặt hàng như thế nào sẽ phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và khu vực kinh doanh của bạn.

Nếu bạn lựa chọn đối tượng là học sinh, sinh viên và khu vực kinh doanh ở gần trường đại học thì mặt hàng của bạn sẽ phải có giá thành vừa tầm túi tiền sinh viên, mẫu mã đa dạng và có tính xu hướng. Nếu bạn hướng tới đối tưởng khách hàng cao cấp thì bạn nên quan tâm nhiều hơn đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

Như vậy, mặt hàng bạn kinh doanh chính là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại cho thương vụ kinh doanh của bạn.

Nên tạo sự khác biệt về kiểu dáng và chất lượng cho sản phẩm

2. Không nắm bắt được xu hướng thị trường

Xu hướng thị trường là một yếu tố không thể bỏ qua nếu bạn lựa chọn kinh doanh. Tức bạn phải thường xuyên khảo sát thị trường, tìm hiểu và nắm bắt tâm lý của khách hàng. Yếu tố này thay đổi thường xuyên phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường từng giai đoạn. Nếu không nắm bắt được xu hướng để cập nhật và thay đổi chiến lược kinh doanh, thì sự thất bại là yếu tố không tránh khỏi.

Bênh cạnh đó, thói quen mua sắm của người tiêu dùng dần chuyển từ offline sang online. Chỉ với chiếc điện thoại kết nối internet, có thể tự do tìm kiếm và mua sắm sản phẩm yêu thích. Nhà bán hàng cũng nên chú ý xu hướng này để triển khai những kênh bán hàng phù hợp, tiếp cận tới nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

3. Không biết trang trí shop

Khi mà người ta bắt đầu chú tâm nhiều hơn đến yếu tố thẩm mỹ thì việc trang hoàng đứa con cưng của bạn là một việc làm bắt buộc. Xu hướng trang trí cửa hàng không chỉ là nơi mà khách hàng đến tìm mua sản phẩm mà còn là một điểm check in, sống ảo. Cách làm này được ví như một mũi tên trúng hai đích. Vừa bán được hàng, vừa quảng cáo được thương hiệu, góp phần mang về cho bạn những giá trị khó có thể đong đếm thực tế.

Trang trí shop bắt mắt giúp cửa hàng cải thiện tình trạng vắng bóng khách hàng

4. Mang tâm lý đối thủ

Trong kinh doanh, đối thủ là nhân tố không thể tránh khỏi. Bạn càng phát triển, đối thủ của bạn càng nhiều. Tuy nhiên, đối thủ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến bạn là do suy nghĩ của chính bạn.

Nếu bạn coi đối thủ là động lực để đẩy mạnh kinh doanh, biết nhìn điểm yếu của đối thủ để biến thành điểm mạnh của bản thân thì đối thủ chính là đòn bẩy để bạn tự đưa mình lên đỉnh cao. Nếu bạn nhìn đối thủ với tâm lý thù địch thì bạn sẽ chỉ biết tìm cách để hạ bệ họ, quên đi đường lối và chính sách của mình, từ đó đưa con đường kinh doanh đi vào ngõ cụt.

Tặng bạn MIỄN PHÍ tài liệu kinh doanh quần áo, giày dép cho người mới bắt đầu: 

tài liệu

5. Không có hoạch định rõ ràng về kế hoạch tài chính

“Đồng tiền đi liền khúc ruột”. Bất cứ một khoản tiền nào được đưa ra, bạn đều nên có kế hoạch thu chi hợp lý. Một khi đồng tiền bỏ ra để kinh doanh thì đồng tiền đó chắc chắn phải sinh ra lãi. Lãi ít hay nhiều là do chiến lược và kế hoạch của bạn. Vậy nên, hãy tự xây dựng cho cửa hàng của mình một kế hoạch sử dụng tài chính hợp lý nhé.

7 lý do khiến cửa hàng bạn thất bại

Không quản lý tài chính chặt chẽ và có kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng dễ khiến việc kinh doanh thất bại

6. Không có chiến lược Marketing

Trong thời đại bùng nổ kỹ thuật và công nghệ, Marketing được nhắc đến như một khái niệm cần cho tất cả mọi lĩnh vực. Khi mà nhà nhà, người người kinh doanh, thì làm cách nào để người ta biết đến cửa hàng của bạn? Câu trả lời là marketing. Chỉ có marketing mới đưa bạn đến gần với khách hàng tiềm năng.

Không chỉ là quảng cáo, bạn còn phải học những mánh khóe của giới kinh doanh, ví dụ như tên gọi, cách giảm giá, cách đặt banner, màu sắc cửa tiệm. Những thứ đó có vẻ vụn vặt nhưng sẽ góp phần tạo nên dấu ấn riêng cho cửa hàng của bạn. Do vậy, xây dựng một chiến lược marketing khôn ngoan là cách để nhanh chóng thống lĩnh thị trường nhất hiện nay.

7. Chưa biết cách xây dựng mô hình quản lý phù hợp, khoa học.

Cuối cùng, khi đã chuẩn bị cẩn thận 6 yếu tố trên, bạn đã đến rất gần với một cửa hàng hoàn hảo. Lúc này, bạn chỉ cần chuẩn bị cho mình kỹ năng làm quản lý. Làm thế nào để bạn có thể giám sát được số hàng hóa nhập vào bán ra? Làm sao để quản lý được kinh doanh nếu một ngày bạn ngẫu hứng muốn “thức dậy ở một nơi xa”? Hãy thử tìm đến với MISA eShop – Phần mềm quản lý cửa hàng ưu việt nhất hiện nay. Những lo lắng và băn khoăn của bạn sẽ được giải quyết trong vòng tích tắc.

Hãy tận hưởng tuổi trẻ và những đam mê kinh doanh táo bạo của bản thân. Mọi thứ còn lại, hãy để MISA eShop chia sẻ với bạn. MISA eShop – phần mềm quản lý cửa hàng đã đồng hành với hàng ngàn sự thành công của các shop thời trang, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Miễn phí dùng thử cho mọi khách hàng trong 15 ngày, đăng kí ngay hôm nay!

MISA eShop