Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Xử lý ra sao nếu quảng cáo facebook ngốn đống tiền mà...

Xử lý ra sao nếu quảng cáo facebook ngốn đống tiền mà không ra đơn?

1195

Sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội giúp nhiều người bán hàng dễ tiếp cận hơn với khách hàng mục tiêu thông qua quảng cáo. Nhưng cùng với đó, cạnh tranh giữa các cửa hàng và doanh nghiệp cũng tăng lên và trở nên gay gắt hơn bao giờ hết khiến việc tiếp cận được nhiều khách hàng nhưng tỷ lệ chuyển đổi ra đơn hàng lại không cao. Vậy xử lý như thế nào? 

1. Thực trạng: tiền đổ vào quảng cáo facebook tăng nhưng đơn hàng không tăng

Đây là vấn đề chung của hầu hết các shop thời trang chuyển sang bán hàng online. Tiền cứ đổ, nhưng thu lại chẳng là bao. Lý do ở đâu?

  • Bạn chưa tối ưu được các mẫu quảng cáo: Nội dung chưa đủ hấp dẫn, hình ảnh thiếu sống động, thu hút, hình ảnh không đúng kích thước, kêu gọi hành động chưa phù hợp.
  • Nhắm không đúng đối tượng khách hàng mục tiêu: quảng cáo của bạn chưa nhắm đúng đối tượng khách hàng có thể mua hàng của bạn về độ tuổi, hành vi, thói quen, sở thích hay vị trí địa lý…
thuc trang quang cao nhieu nhưng khong ra don hang
  • Có quá nhiều đối thủ đang chạy quảng cáo facebook như bạn: cùng một tập khách hàng, ngày càng có nhiều nhà cung cấp đưa ra những sản phẩm cùng loại hoặc thay thế kiến cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Chính vì vậy, tập khách hàng của bạn đang bị san sẻ với những đối thủ khác, lúc này, doanh nghiệp nào chi nhiều tiền hơn, họ có khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Sản phẩm của doanh nghiệp nào nổi bật hơn, được ưa chuộng hơn sẽ bán được hàng.
  • Facebook liên tục thay đổi thuật toán: một lý do kiến cho các cửa hàng bán lẻ lao đao đó là việc nhà mạng thay đổi thuật toán hiển thị bài viết. Năm 2018, facebook có những cải tiến mới hướng đến người dùng nhiều hơn, nhưng cũng khiến những nhà quảng cáo thấp thỏm khi những bài viết của họ bị giảm lượng tiếp cận, giảm lượng tương tác, đồng nghĩa với việc muốn tiếp cận số khách hàng như trước đó thì cần tăng tiền quảng cáo nhiều hơn.

2. Bán hàng trên 1 kênh: Rủi ro lớn, doanh số dậm chân tại chỗ

Bán hàng trên một kênh mang lại rủi ro rất lớn cho cửa hàng và doanh nghiệp. Thay vì chỉ bán hàng trên một kênh truyền thống như tại cửa hàng hay facebook, các chủ shop hãy học cách bán hàng trên nhiều kênh có khách hàng hơn để tối đa hóa lợi ích, thúc đẩy doanh số bán.

Khi bán hàng trên 1 kênh, chẳng hạn chỉ bán online trên facebook hoặc chỉ bán tại cửa hàng, các rủi ro có thể xảy đến:

  • Khi facebook gặp lỗi, không thể bán được hàng. Mạng gặp sự cố, không bán được hàng…
  • Cửa hàng đóng cửa, khách hàng không mua được hàng, nếu bán trên kênh khác, khách hàng có thể đặt mua và shop có thể lưu lại thông tin đơn hàng gửi cho khách.
  • Chỉ tiếp cận được một lượng khách hàng giới hạn, doanh số không tăng thậm chí bị suy giảm.
  • Rủi ro trong việc để mất thông tin khách hàng: những thông tin về email, số điện thoại khách hàng trên facebook có thể bị lộ và các đối thủ có thể lấy thông tin đó để giật khách hàng từ tay bạn.

3. Xu hướng nào để giảm chi phí quảng cáo, bán hàng hiệu quả

Trước những rủi ro kể trên, mỗi chủ shop hãy có những phương án cho mình để luôn có giải pháp kinh doanh hữu hiệu và các kênh bán hàng hiệu quả. Một trong những giải pháp MISA eShop đưa ra tại bài viết này để giúp các cửa hàng bán lẻ kinh doanh kiếm nhiều lợi nhuận và khách hàng đó là BÁN HÀNG ĐA KÊNH.

Bán hàng đa kênh không còn xa lạ với những chủ shop biết nắm bắt nhanh xu hướng thị trường nhưng còn khá mới mẻ với những cửa hàng chỉ kinh doanh truyền thống. Bán hàng đa kênh là hình thức bán hàng trên nhiều kênh và được quản lý tập trung trên một hệ thống giúp người bán hàng dễ quản lý và khách hàng có trải nghiệm tốt hơn khi mua sắm. Các kênh bán hàng khá đa dạng, phổ biến như:

  • Facebook
  • Zalo
  • Lazada
  • Shopee
  • Bán hàng tại cửa hàng….

Đọc thêm:

>> Tăng tương tác trên facebook cá nhân bằng cách nào?
>> Khách hàng mua quần áo, giày dép trên kênh nào nhiều nhất?

xu hướng bán hàng đa kênh

Bán hàng đa kênh giúp các chủ shop tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, để khách hàng dễ tìm thấy thương hiệu hơn và giúp gia tăng hiệu quả doanh số chung của cửa hàng. Đặc biệt nó giảm được rủi ro khi chỉ bán hàng trên một kênh duy nhất.

Thay vì chỉ tập trung quảng cáo facebook như hiện tại, các chủ shop hãy cân nhắc đến việc phát triển các kênh bán hàng khác để cắt giảm chi phí quảng cáo khi một kênh đó không hiệu quả. Từ đó có thể dần cải thiện tình trạng bán hàng và xây dựng một nền tảng bán hàng với nhiều kênh để thu hút khách hàng và quảng bá sản phẩm.

Xem ngay: MISA eShop OCM-CÙNG CHỦ SHOP CHINH PHỤC KHÁCH HÀNG TRÊN MỌI MẶT TRẬN