Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Những điều bạn cần biết khi tự mở shop thời trang

Những điều bạn cần biết khi tự mở shop thời trang

3110

Quyết định tự mở shop thời trang, với một số người, nó đồng nghĩa với việc phải hy sinh một vị trí ở một công ty nào đó với mức lương ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến và những kỳ nghỉ mát được bao trọn gói. Tất cả để đổi lấy một công việc kéo dài 12-14 tiếng mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần.

Nhưng!

Có một điều rất may mắn là thị trường luôn rộng cửa đón chào những nhân tố mới và năng động. Có thể bạn không thấy được điều này khi chỉ tính những trung tâm thương mại, mua sắm mới xuất hiện. Tuy nhiên nếu nhìn vào số cửa hàng nhỏ độc lập đang mọc lên như nấm thì sẽ khác. Thực tế cho thấy hầu hết các cửa hàng bán lẻ, trong đó có thời trang, đều có quy mô và doanh thu nhỏ và chỉ do 1 hoặc 2 người (có thể là vợ chồng) làm chủ. Để biết mình có sở trường thực sự về thời trang không, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây!

>> Làm sao để kiểm soát doanh thu, chi phí tại shop bán lẻ
>> Kinh nghiệm mở shop quần áo từ A-Z cho người mới bắt đầu chi tiết nhất

1. Đây có phải là mảng kinh doanh bạn đã nắm vững được phần nào?

Có thể là bạn đã học về kinh doanh thời trang hay từng xem bố mẹ/ông bà mình bán hàng hay có thời gian làm thêm ở cửa hàng quần áo nào đó. Dù là cách này hay cách khác thì việc có chút kinh nghiệm dắt lưng cũng như năng khiếu kinh doanh đóng vai trò quan trọng không kém gì niềm đam mê của bạn với thời trang.

Đọc thêm:
>> Các bước mở cửa hàng thời trang
>> Top 4 rủi ro cần tránh khi mở cửa hàng thời trang

Những điều bạn cần biết khi mở shop thời trang
Nên xác định hướng đi dài khi bắt đầu kinh doanh thời trang 

2. Bạn có chịu nổi những rủi ro của việc kinh doanh thời trang?

Nói thể không phải để dọa dẫm mà là để bạn có một cái nhìn thực tế hơn. Nếu bạn thực sự nghiêm túc muốn mở hàng quần áo, bạn phải biết rằng lĩnh vực kinh doanh này cũng mạo hiểm giống như bán hàng ăn. Có thể bao vốn liếng bạn đổ vào đó bỗng chốc tiêu tan trong thời gian ngắn.

“Mọi ngành nghề kinh doanh đều gắn liền với rủi ro, không có gì là chắc chắn 100% cả” – Fred Derring, Chủ tịch và chủ sở hữu công ty tư vấn tiếp thị thời trang D.L.S Outfitters ở New York (Mỹ) khẳng định. “Riêng ngành thời trang, bạn phải thực sự yêu nó thì mới được vì đây là ngành có thu nhập “hẻo” nhất trong số các ngành. Ví như kinh doanh hàng ăn, nếu thành công thì chỉ 5 năm bạn đã có thể kiếm được số tiền tương đương với 15 năm bán quần áo”.

3. Bạn có đặt nhiều niềm tin vào ngành kinh doanh thời trang không?

Bạn phải nghĩ cho kỹ tại sao mình lại muốn mở một cửa hàng thời trang chứ không phải là một cửa hàng gì khác. Nói gì thì nói, đam mê của bạn phải đủ lớn để giúp bạn vượt qua những đợt cao điểm căng thẳng cũng như những giai đoạn ế ẩm. Nó giống như một cuộc hôn nhân: khi khó khăn, căng thẳng, bạn phải nghĩ đến lý do tại sao trước kia mình lại nhận lời lấy người ta để làm động lực phấn đấu.

4. Vị trí cửa hàng của bạn có quá nhiều cửa hàng hay bị một số cửa hàng lớn chiếm lĩnh rồi không?

Bạn không cần phải có bằng cấp gì cũng có thể nhận ra chỗ mình đã có nhiều cửa hàng hay chưa. Chỉ cần dạo một vòng qua các khu phố gần đó, những trung tâm mua sắm gần cửa hàng là bạn thấy ngay điều đó. Tuy nhiên, nếu nhiều cửa hàng mà nhu cầu thị trường vẫn lớn, hoặc mặt hàng của bạn khác biệt, phù hợp thì kiểu gì bạn cũng kiếm được chỗ đứng cho mình. Buôn có bạn, bán có phường mà!

Những điều bạn cần biết khi mở shop thời trang

Nên chọn vị trí địa lý đắc địa cho cửa hàng thời trang trong tương lại của bạn

5. Bạn có thể chuyên về một mặt hàng/dòng sản phẩm không?

Bạn có dự định tung ra mặt hàng/dòng sản phẩm chuyên biệt nào đó mà nơi bạn định kinh doanh chưa có. Nó có thể là thời trang đi biển, thời trang size lớn sành điệu hay đồ bằng da/trang sức nhập từ Mexico chẳng hạn. Đi sâu hay chuyên về mặt hàng/dịch vụ nào đó là điều tối quan trọng trong kinh doanh. Và nhiều khi, chỉ cần một chút tinh ý là bạn có thể làm được thế, kiểu như “không nhập quần soóc kaki nếu trong vòng bán kính 7km quanh chỗ mình có cửa hàng GAP”.

6. Lợi thế cạnh tranh của bạn là gì?

Tất cả chỉ gói gọi trong một từ “marketing”. Thời điểm này, hãy áp dụng điều mà nhiều người trong ngành thời trang đã đúc kết: “Ngày nay đối thủ của của chúng ta không phải là cửa hàng gần kế bên mà là những siêu thị, những trung tâm thương mại. Tất cả những gì chúng ta bán khách hàng đều có thể tìm thấy ở đó. Do đó, chúng ta phải tìm cách tạo ra sự khác biệt cho mình. Hãy để ý đến loại hình dân cư nơi bạn kinh doanh, tới vị trí và sự thuận tiện, tới các phong cách ăn mặc trong phim ảnh, truyền hình và ngoài đường phố”.

Chúc các bạn tìm được câu trả lời cho những câu hỏi trên!

Đăng ký nhận trọn bộ tài liệu kinh doanh thời trang