Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Quản lý mua hàng và nhà cung cấp trên phần mềm quản...

Quản lý mua hàng và nhà cung cấp trên phần mềm quản lý cửa hàng

1840
Quản lý mua hàng và nhà cung cấp trên phần mềm quản lý cửa hàng
Quản lý mua hàng và nhà cung cấp trên phần mềm quản lý cửa hàng

Quản lý hoạt động mua hàng và nhà cung cấp là một trong những nghiệp vụ quan trọng của mỗi cửa hàng. Điều này cho phép chủ cửa hàng theo dõi hoạt động nhập mua hàng hóa thông qua việc lập các đơn đặt hàng, các phiếu mua hàng. Đồng thời ghi nhận lại những trường hợp phải trả lại hàng mua do không đúng mẫu mã, kém chất lượng.

Phần mềm quản lý cửa hàng MISA eShop là một phần mềm đáp ứng một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nghiệp vụ mua hàng, quản lý nhà cung cấp cho cửa hàng thời trang, phụ kiện như giày dép, quần áo, túi ví hay kính mũ…
Để chủ shop dễ thao tác và tiện sử dụng nhất, cũng là phần mềm có giao diện thân thiện với người dùng, nghiệp vụ Mua hàng được chia thành những phần cụ thể, bao gồm:
– Quản lý nhà cung cấp
– Nhập hàng
– Trả lại hàng mua

1, Quản lý nhà cung cấp

Giúp chủ cửa hàng khai báo thông tin nhà cung cấp, phân loại theo từng nhóm và quản lý công nợ, lịch sử mua hàng trong từng giao dịch với mỗi lần nhập hàng.

Tại đây, chủ shop có thể khai báo nhóm nhà cung cấp, nhà cung cấp hoặc nhập thông tin từ file excel lên phần mềm một cách nhanh chóng. Bên canh việc khai báo thông tin, những nhà cung cấp nào có công nợ từ trước đó hay cửa hàng còn nợ ở các kỳ trước chưa trả cũng được nhập thông tin lên, tranh việc không quản lý được các thông tin trừ trước đó.

quản lý mua hàng và nhà cung cấp trên phần mềm quản lý cửa hàng

Mục đích của việc quản lý nhà cung cấp quan trọng nhất là quản lý công nợ trong từng kì nhập hàng. Để lưu được từng lần nhập hàng của từng nhà cung cấp cụ thể thế nào, như số lượng hàng hóa, số tiền nhập, ngày nhập, đã trả nhà cung cấp và còn nợ lại bao nhiêu. Tránh việc gây nhầm lẫn thông tin hay quản lý hàng hóa, dòng tiền không hiệu quả.

2, Nhập hàng

Giúp lưu lại thông tin của phiếu nhập hàng trong cả trường hợp nhập hàng ghi nợ nhà cung cấp hay thanh toán ngay cho họ.

Phiếu nhập hàng được tạo và lịch sử nhập hàng toàn bộ được lưu lại cụ thể theo các mục thông tin của nhà cung cấp, số lượng, đơn giá, số tiền được chiết khấu hay tiến thuế (nếu có phát sinh).

Chủ cửa hàng cũng có thể phân quyền cho nhân viên nào được phép lập phiếu nhập kho, nhập hàng mua, phiếu mua hàng…

Quản lý mua hàng và nhà cung cấp trên phần mềm quản lý cửa hàng thời trang

3, Trả lại hàng mua

Trong trường hợp hàng bị lỗi, không đúng mẫu mã đã đặt, cửa hàng có thể trả lại nhà cung cấp. Theo đó, một số nghiệp vụ sẽ phát sinh như trả lại hàng mua giảm trừ công nợ (trong trường hợp bạn nợ tiền hàng nhà cung cấp) và nhà cung cấp thanh toán ngay khi trả lại hàng mua (trong trường hợp bạn đã thanh toán số tiền nhập hàng cho họ).

Cửa hàng cũng có thể chọn nhanh hàng hóa vào phiếu trả hàng bằng việc quét mã vạch để tiết kiệm thời gian.

Về chi tiết trả lại hàng mua, chủ shop có thể tham khảo video dướng dẫn dưới đây.

Như vậy, với nghiệp vụ quản lý mua hàng và nhà cung cấp, phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop đã giúp cửa hàng thời trang quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ liên quan đến mua hàng. Tránh việc sai sót không mong muốn trong quản lý công nợ, dòng tiền và hàng hóa mỗi khi nhập về.

Để đảm bảo sự minh bạch, chính xác và chặt chẽ trong quản lý cửa hàng, chủ shop nên lựa chọn một phần mềm uy tín, đáp ứng đầy đủ tính năng và chuyên nghiệp dành riêng cho ngành hàng, chủng loại sản phẩm.

MISA eShop là phần mềm quản lý bán hàng thích hợp nhất với các cửa hàng quần áo, mũ nón, giày dép hay phụ kiện thời trang. Bên cạnh đó, để khách hàng trải nghiệm những công dụng phần mềm mang lại trước khi quyết định sử dụng lâu dài, MISA – đơn vị phát hành MISA eShop miễn phí dùng thử cho toàn bộ khách hàng đăng kí ngay hôm nay.