Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bắt Đầu Kinh Doanh Kinh nghiệm quản lý shop thời trang trẻ em

Kinh nghiệm quản lý shop thời trang trẻ em

1346

Bán quần áo trẻ em không khó, nhưng làm sao để bán được nhiều, quản lý shop thời trang hiệu quả thì không phải chủ shop nào cũng làm tốt. Những vấn đề thường xảy ra tại shop thời trang trẻ có thể kể đến như:

  • Khó khăn trong việc kiểm soát hàng tồn kho: tra cứu lâu, thất thoát hàng hóa, để tồn kho quá lâu.
  • Tốn thời gian để tính toán lỗ lãi: Kiểm soát các con số bằng sổ sách hàng excel thường thiếu các khoản mục thu chi.
  • Thanh toán nhầm lẫn: Trả nhầm tiền cho khách, tính sai giá sản phẩm.
  • Thông tin khách hàng khó kiểm soát: không kịp xin thông tin khách hàng, không phân loại được đối tượng khách hàng, không gửi được thông tin ưu đãi tới khách hàng.
  • Quản lý nhân viên: không muốn cho nhân viên biết được lợi nhuận, doanh thu thực tế của cửa hàng. Quản lý doanh thu của từng nhân viên để tính lương, thưởng chính xác.

Đúc kết từ kinh nghiệm của nhiều tương hiệu thời trang trẻ em lớn, phần mềm quản lý shop thời trang trẻ em MISA eShop xin chia sẻ cùng chủ shop kinh doanh quần áo, giày dép trẻ em nói riêng và ngành thời trang nói chung những mẹo kinh doanh dưới đây.

kinh nghiệm quản lý shop thời trang

1. Đừng bỏ qua bất cứ một nghìn lẻ

“Đừng bỏ sót bất cứ một nghìn lẻ” là nguyên tắc tạo nên sự thành công của rất nhiều chủ thương hiệu nổi tiếng. Điều này thể hiện ở việc:

– Kiểm soát mọi chi phí phát sinh kể cả từng đồng lẻ.

– Luôn luôn nắm được dòng tiền tại cửa hàng do đâu mà có, chi tiêu cái gì và lợi nhuận sinh ra bao nhiêu.

Việc quản lý tiền bạc, tài sản khoa học giúp các chủ cửa hàng “tạo ra tiền” mỗi ngày nhờ việc tiết kiệm được các chi phí không cần thiết, sinh lời từ những đồng lãi. Nguyên tắc tích tiểu thành đại giống như việc chúng ta may mỗi chiếc áo, mỗi bộ phận ghép lại sẽ tạo ra chiếc áo hoàn chỉnh.

Tại các shop bán thời trang trẻ em, có những mặt hàng phụ kiện bán kèm thường có giá trị nhỏ. Quản lý doanh thu bằng sổ sách hay excel khi đông khách thường xảy ra tình trạng bỏ sót thông tin, ghi chép không kịp các khoản thu. Các khoản chi cũng xảy ra vấn đề tương tự, không được hệ thống các khoản chi khiến việc kiểm soát dòng tiền thiếu chính xác.

Ngoài việc báo cáo lỗ lãi, bạn nên phân tích lại hiệu quả sử dụng vốn theo các khía cạnh:

– Doanh thu đến từ mặt hàng nào nhiều nhất? Dễ thu hồi vốn nhất?

– Thời điểm nào bán hàng cho nhiều doanh thu nhất?

Việc phân tích các báo cáo tài chính giúp chủ cửa hàng ra các quyết định nhập hàng, xả hàng, ưu đãi mang lại hiệu quả lợi nhuận cao nhất. Nếu chủ shop ngần ngại trong việc làm phân tích tài chính hay khó khăn trong việc thống kê chính xác đầy đủ chi phí, doanh thu, lợi nhuận, bạn có thể sử dụng những phần mềm quản lý bán hàng giúp bạn phân tích và báo cáo tổng quan doanh thu một cách chính xác và đầy đủ nhất.

2. Làm tốt sản phẩm trước khi làm thương hiệu

Chủ của hệ thống cửa hàng Chaiko House chia sẻ với MISA eShop: “Muốn làm gì thì làm, sản phẩm lúc nào cũng nên đặt lên hàng đầu”. Bởi thế mà cái tên Chaiko House tuy mới bước chân vào làng thời trang trẻ em không lâu nhưng đã tạo dựng một chỗ đứng nhất định và không ngừng phát triển hệ thống cửa hàng.

Muốn làm tốt sản phẩm, kể cả là khi bạn không phải người may ra chiếc áo ấy, hãy kiểm soát toàn bộ các khâu từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, bao gồm: kiểm soát hoạt động mua hàng, nhà cung cấp, nhập kho và bảo quản sản phẩm, tạo và in tem mác cho sản phẩm,…

Quản lý sản phẩm bằng mã vạch hay mã SKU để dễ quản lý và đồng bộ hóa toàn thông tin trong suôt quá trình lưu giữ sản phẩm đến khi xuất bán. Đảm bảo không bị thất thoát hàng hóa, đổi trả hay bảo hành sản phẩm dễ dàng.

3. Hệ thống hóa và khép kín vòng đời bán hàng

quản lý shop thời trang Quản lý khép kín và toàn diện toàn bộ hoạt động tại cửa hàng

Nghĩa là việc chủ hay quản lý cửa hàng cần xâu chuỗi và hệ thống hóa toàn bộ nghiệp vụ tại cửa hàng để kiểm soát chặt chẽ nhất. Khi quản lý thủ công, nhiều chủ shop chỉ quan tâm một vài khía cạnh nhất định như quản lý doanh thu, nhân viên và nhập hàng để bán. Điều này gây ra sự mất cân bằng trong việc kiểm soát hàng tồn kho, thất thoát hàng hóa, tiền bạc mà chủ shop chưa nhận thấy được.

Điển hình như tại cửa hàng thời trang trẻ em Happy Kids, trước đây luôn không kiểm soát được lượng hàng tồn kho chính xác của từng mặt hàng mà chỉ mang tính ước lượng, biết là bán hàng có lãi đấy nhưng hiếm khi tính toán chính xác lỗ lãi với con số cụ thể, vì tiền đọng vào hàng hóa chủ shop cũng không kiểm soát được.

Từ khi sử dụng MISA eShop, Happy Kids đã hiện thực hóa việc hệ thống hóa và khép kín vòng đời bán hàng, xem hiệu quả bán hàng bằng những con số cụ thể, quản lý mọi nghiệp vụ của cửa hàng dễ dàng giúp cho việc tăng trưởng doanh thu rõ rệt chỉ sau 1 tháng sử dụng:

– Sau 1 tháng tăng 15% doanh thu, từ tháng thứ 2 tăng đến 30% lợi nhuận.

– Tiết kiệm thời gian cho chủ shop đến 3 tiếng mỗi ngày trong việc kiểm kho, đối soát hàng hóa và tính toán chi phí, lợi nhuận.

– Giúp cho việc bán hàng chuyên nghiệp hơn.

– Giảm rõ rệt tỷ lệ thất thoát hàng hóa, tiền bạc và lãng phí nguồn lực.

4. Khách hàng cũ là tài nguyên vô giá

Nhiều cửa hàng thời trang trẻ em nói riêng rất chú trọng đến việc thu hút các khách hàng mới mà vô tình đã quên đi những khách hàng cũ. Xét về chi phí, số tiền bỏ ra để có một khách hàng mới cao hơn rất nhiều lần so với việc một khách hàng cũ mua lần 2, 3, 4… Thậm chí họ còn có thể là người marketer giỏi hơn cả đội ngũ marketing của cửa hàng bạn, là người truyền thông miễn phí cho bạn.

Đặt câu hỏi cho hơn 100 chủ shop thời trang trẻ em sử dụng MISA eShop, 100% trong số họ nói rằng: “Khách hàng cũ mang đến hơn 70% doanh thu cho cửa hàng họ”. Và cách mà họ làm, đó là lưu lại thông tin khách hàng, thông tin mua hàng và chăm sóc họ.

Trước đây, khi quản lý thủ công, họ cũng không ngờ đến con số doanh thu mà khách hàng cũ đem lại lớn thế, cũng không kiểm soát hết doanh thu đến từ nguồn nào. Tỷ lệ khách hàng cũ rời bỏ cũng nhiều hơn bởi không có những chương trình ưu đãi đặc biệt cho họ, không có thông tin để gửi chương trình do không lưu lại thông tin.

Điều đáng nói ở đây, đó là việc làm gì với tập khách đã mua hàng?

– Hãy quản lý thông tin khách hàng: xin thông tin khách hàng khi thanh toán, lưu lại thông tin mua hàng của họ.

– Phân loại khách hàng: Khách Vip, khách quen hay bất cứ cái tên nào mà cửa hàng muốn thiết lập.

– Tặng cho khách hàng những ưu đãi để khuyến khích lòng trung thành của họ, chẳng hạn như mã ưu đãi, thẻ thành viên, chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng tập khách hàng…

Nếu các shop đang gặp khó khăn trong việc quản lý khách hàng, hãy tìm kiếm một phần mềm hỗ trợ cửa hàng làm công việc đó để đảm bảo tạo ra lợi nhuận tối đa từ việc tận dụng tập khách hàng thân quen. MISA eShop là một phần mềm quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ cho cửa hàng thời trang trẻ em, mẹ và bé và được rất nhiều chủ shop trên toàn quốc tin dùng.

Trải nghiệm ngay phần mềm quản lý shop thời trang miễn phí trong 15 ngày từ hôm nay!