Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Quản lý cửa hàng sao cho hiệu quả khi mùa du lịch...

Quản lý cửa hàng sao cho hiệu quả khi mùa du lịch đến gần

495

Mùa du lịch chính là thời điểm “hái ra tiền” của những cửa hàng bán đồ và quà lưu niệm. Giải pháp nào để quản lý cửa hàng hiệu quả khi mùa du lịch đang ngày càng đến gần. Hãy cùng MISA eShop tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Đọc thêm:
>> Quản lý cửa hàng bán lẻ nên dùng phần mềm online hay offline
>> Phần mềm quản lý cửa hàng thời trang đầy đủ tính năng nhất

1. Tiềm năng của các cửa hàng vào mùa du lịch

Quản lý cửa hàng sao cho hiệu quả khi mùa du lịch đến gần

Khi đi du lịch, ai cũng mong muốn sẽ mua một thứ gì đó mang về làm quà tặng cho người thân và bạn bè, hay đơn giản là để lưu giữ kỷ niệm cho chuyến đi của họ.

Chính vì thế mà vào mùa du lịch, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, quà tặng cần có chiến lược và giải pháp phù hợp để quản lý cửa hàng của mình, sao cho thu về được lợi nhuận và doanh số cao nhất.

2. Những bất cập tồn đọng trong cách quản lý cửa hàng vào mùa du lịch

2.1. Hạn chế trong việc quản lý nhân viên

Đối với những cửa hiệu bán đồ cho khách du lịch, cơ hội được tiếp cận và thuyết phục khách hàng chỉ có một lần. Chính vì vậy, cần phải nắm bắt và tận dụng được cơ hội hiếm hoi đó. Và người nắm giữ trọng trách cao cả đó chính là nhân viên bán hàng.

Khách du lịch sẽ có cả khách nội địa và khách ngoại quốc. Vì vậy, nhân viên bán hàng cần được trang bị vốn ngoại ngữ khá để có thể giao tiếp và thuyết phục khách mua hàng. Nhân viên không giao tiếp được với khách sẽ khiến khách hàng chán nản và bỏ đi.

Quản lý cửa hàng sao cho hiệu quả

Giao tiếp tốt với khách hàng ngoại quốc

Nhân viên thiếu kỹ năng giao tiếp với khách và còn hạn chế trong khả năng ngoại ngữ chính là điều bất cập mà các cửa hàng bán đồ du lịch cần phải khắc phục nhanh chóng.

2.2. Hạn chế trong việc quản lý đơn hàng

Những cửa hàng bán đồ cho khách du lịch vẫn quản lý hàng hóa theo cách quản lý truyền thống. Cụ thể: Sẽ có một quyển sổ ghi chép lại số đơn hàng nhập, số đơn hàng bán ra và số tiền doanh thu thu được. Cách quản lý này rất khó kiểm soát và rất dễ dẫn đến thất thoát.

Để khắc phục điều này, các cửa hàng nên vận dụng khoa học công nghệ, sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng để chuyên nghiệp hóa cửa hàng và hạn chế được những rủi ro.

2.3. Nói “thách giá” với khách du lịch

Những cửa hàng bán đồ cho khách du lịch chiếm lợi thế rất lớn là được đặt ở những vị trí sầm uất nhất, nơi khách du lịch dễ dàng nhìn thấy khi đang đi tham quan. Hầu hết những khách có điều kiện đi du lịch đều nắm trong tay tình trạng tài chính khá ổn. Vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận chi trả một khoản tiền cao hơn để có được món đồ lưu niệm mà họ muốn. Dựa vào tâm lý đó mà các chủ cửa hiệu có suy nghĩ rằng: “Khách không bao giờ quay lại nữa, nên bán một lần phải bán được giá cao nhất. Nhất là đối với khách tây, họ có tiền, họ lại không biết giá trị của hàng Việt Nam, vì vậy càng phải đội giá lên cao hơn để thu về được nhiều lời hơn”. Tư duy đó là hoàn toàn sai lệch và cần phải được thay đổi ngay.

Nói thách giá chẳng khác nào là đang đánh lừa khách hàng, gây nên tâm lý khó chịu, bức xúc cho khách. Khách có thể không quay lại địa điểm du lịch đó lần nào nữa, nhưng có thể họ sẽ có những phản hồi xấu về cửa hàng của bạn trên các phương tiện mạng xã hội, những người bạn và người thân của họ. Từ đó, kéo theo những hệ lụy về sau. Chính vì vậy: ”Đừng chỉ thấy cái lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài”

3. Quản lý cửa hàng hiệu quả khi mùa du lịch đang đến gần

3.1. Chủ động tìm kiếm khách hàng

Nhiều cửa hàng bán đồ cho khách du lịch nghĩ rằng cách duy nhất để họ tiếp cận được với khách hàng là kênh bán hàng trực tiếp. Khách đến trực tiếp cửa hàng để mua hàng.

Nhưng thực tế thì, các cửa hàng có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng cách:

3.2. Liên kết với công ty du lịch

Liên kết với các công ty du lịch để tìm kiếm khách hàng

Liên kết với các công ty du lịch để tìm kiếm khách hàng

Trích một phần trăm hoa hồng dành cho các công ty du lịch, để họ giới thiệu khách du lịch đến mua hàng của bạn. Đó là một cách truyền thông hữu hiệu. Những công ty du lịch khi đã được khách hàng tin tưởng đặt tour, họ cũng sẽ tin tưởng vào những cửa hàng khác mà công ty du lịch đó giới thiệu.

3.3. Mở rộng các kênh bán hàng

Thời buổi khoa học công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay việc phát triển các hình thức kinh doanh trực tuyến là điều cần thiết và hiệu quả cao. Bạn có thể xây dựng kênh bán hàng qua facebook, website, các sàn thương mại điện tử,.. để khách hàng có thể biết đến và tìm mua mặt hàng của bạn.

3.4. Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý bán hàng chính là trợ thủ đắc lực giúp việc kinh doanh của các cửa hàng đạt hiệu quả cao.

Chỉ với chưa tới 10.000 đồng mỗi ngày, phần mềm quản lý bán hàng sẽ hỗ trợ đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ của mọi bộ phận trong cửa hàng: từ nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân, cho đến chủ, quản lý cửa hàng.

Phần mềm quản lý bán hàng giúp phân tích tình hình kinh doanh

Phần mềm quản lý bán hàng giúp phân tích tình hình kinh doanh tại cửa hàng

Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, sẽ:

  • Tiết kiệm được thời gian, gia tăng chất lượng phục vụ
  • Tính tiền chính xác, tránh sai sót
  • Tiết kiệm được thời gian, hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán
  • Quản lý chặt chẽ được tiền thu, tránh thất thoát tiền
  • Quản lý được từ xa, đơn giản, hiệu quả
  • Quản lý được hàng hóa bằng mã vạch
  • Chủ động kiểm soát được tồn kho hàng hóa

Mùa du lịch đang ngày càng đến gần, có chiến lược quản lý cửa hàng đúng đắn và hiệu quả chắc chắn sẽ giúp cho cửa hàng tăng doanh thu đáng kể. Chúc cửa hàng của bạn sẽ kinh doanh tốt trong mùa du lịch này!

Đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng MISA eShop tại đây: