Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Bán Hàng Đa Kênh Những sàn thương mại điện tử đáng chú ý trong năm 2021

Những sàn thương mại điện tử đáng chú ý trong năm 2021

2569
cv

Thói quen mua sắm thay đổi, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay tìm kiếm và mua hàng trên điện thoại thông minh. Vì vậy, các chủ shop thời trang cũng lựa chọn những kênh tiếp thị sản phẩm phù hợp như mạng xã hội, sàn thương mại điện tử (TMĐT).

Có thể kể tên những “ông lớn” trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo… 

Bài viết dưới đây sẽ phân tích những ưu nhược điểm của từng sàn, khó khăn khi kinh doanh trên sàn TMĐT và đề xuất những giải pháp phù hợp dành cho các chủ shop thời trang nói riêng. 

Theo thống kê, Việt Nam có hơn 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có ít nhất 1 tài khoản đăng ký trên sàn thương mại điện tử, 67% người dùng internet đã từng mua hàng trực tuyến ít nhất 1 lần.

Đây thực sự là những con số khách hàng ấn tượng, cơ hội để các chủ shop thời trang triển khai kênh bán hàng trên sàn TMĐT để tăng doanh thu và phát triển thương hiệu. 

Khảo sát mới đây trên thị trường mua bán trực tuyến cho thấy, số người mua sắm chủ yếu ở lĩnh vực thời trang chiếm 78%, trong khi đó công nghệ thông tin là 50% và mỹ phẩm là 44%.

Cùng với ưu điểm mở gian hàng miễn phí, các chủ shop thời trang có thể quảng bá miễn phí sản phẩm của mình tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 

Đọc thêm:
>> Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất hiện nay
>> Làm giàu không khó khi bán hàng trên 5 kênh online hot nhất

1. Điểm danh các sàn thương mại điện tử lớn 

1.1. Lazada

Lazada thuộc quản lý của Tập đoàn Alibaba với mạng lưới phát triển rộng khắp, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Lazada cũng liên tục được rót vốn để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt, tháng 3/2018 tập đoàn Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada.

Tại Việt Nam, có trên 50.000 nhà bán hàng và đối tác tham gia kinh doanh trên sàn này. Hàng tháng, sàn này thu hút trên 100 triệu lượt truy cập.

Sàn thương mại điện tử Lazada

Việc mở gian hàng trên Lazada là hoàn toàn miễn phí. Đối với cá nhân chỉ cần chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân. Còn đối với doanh nghiệp thì cần cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

Lazada cũng thường xuyên có chương trình marketing hỗ trợ người bán hàng. Khi có đơn hàng giao dịch thành công, phí hoa hồng và phí vận chuyển sẽ được áp dụng. 

Tuy nhiên, các chủ shop thời trang thường khá e ngại bởi các chi phí như chiết khấu, chi phí lấy hàng, vận chuyển trên Lazada khá lớn.

Thời gian giao hàng cũng lâu hơn dự kiến, thường 2-8 ngày. Điều ảnh ít nhiều ảnh hưởng tâm lý khách hàng và sẽ có những đánh giá không tích cực về chất lượng dịch vụ của shop. 

>> Bí kíp bán hàng “nghìn đơn” trên Lazada

 1.2. Shopee

Đây cũng là sàn TMĐT có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm 2018, Tập đoàn SEA (Singapor) bổ sung thêm hơn 1.2000 tỷ đồng vốn điều lệ để gia tăng cạnh tranh.

Nếu bạn là chủ shop thời trang lựa chọn bán hàng đa kênh mà không lựa chọn Shopee thì thật sự là một thiếu sót. Với các ưu điểm: 

  • Cách đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng, nhanh chóng. Chỉ cần số điện thoại, thẻ ngân hàng, giấy tờ cá nhân (CMTND/thẻ CCCD)
  • Tiếp cận với lượng khách hàng lớn trên Shopee 
  • Shopee thường xuyên có những chương trình khuyến mãi, trợ hấp dẫn cho nhà bán hàng như chương trình flash sale 1k, 0 đồng…

sàn thương mại điện tử Shopee

Tuy nhiên, bán hàng trên Shopee ngày càng khó khăn do sức cạnh tranh khá lớn, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Trong khi đó, hàng giả, hàng nhái nhiều nên chưa chiếm được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng.

Đặc biệt, Shopee thu phí 2% trên tổng giá trị đơn hàng thành công cũng là điều nhiều chủ shop băn khoăn.

>> Những lưu ý khi bán hàng trên Shopee

1.3. Sendo

Sendo chịu sự quản lý của công ty cổ phần công nghệ Sendo (công ty thành viên trực thuộc tập đoàn FPT). Qua quá trình xây dựng và phát triển, hiện tại Sendo có hơn 80.000 gian hàng với 3.000.000 sản phẩm.

Năm 2018, sàn thương mại điện tử Sendo kêu gọi được 51 triệu USD từ SBI Holdings (Nhật Bản) để cạnh tranh với các sàn khác. 

Sendo

Mở gian hàng trên Sendo hoàn toàn không mất phí. Tuy nhiên, khi có đơn hàng bạn sẽ phải trả chi phí vận chuyển và đóng gói bao bì. Sendo cũng bán các gói marketing hỗ trợ nhà bán hàng nhưng hiệu quả chưa được cao. 

Đặc biệt, tỷ lệ hoàn hàng trên sàn TMĐT này khá cao. Có thể do khách hàng chưa tin tưởng vào chất lượng, dịch vụ hỗ trợ.

Do vậy, chủ shop nên cân nhắc khi triển khai trên kênh bán hàng này. Mặc dù, Sendo chú trọng phát triển vào các ngành kinh doanh chính là thời trang, phi công nghệ và mỹ phẩm.

1.4. Tiki

Khởi điểm từ “nhà sách” trực tuyến lớn nhất Việt Nam, hiện nay Tiki là sàn TMĐT đa dạng ngành hàng và được khách hàng khá tin tưởng khi mua sắm. Tiki được tập đoàn JD bổ sung vào khoản đầu tư 44 triệu USD vào năm 2017.

Đến tháng 9/2018 công ty này tiếp tục nhận thêm 122 tỷ đồng từ VNG. Do vậy Tiki đầu tư kho bãi, hệ thống vận chuyển. 

Khi bán hàng trên Tiki, thương hiệu/shop của bạn dễ chiếm được cảm tình của khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng thì Tiki hơn hẳn so với Shopee, Lazada. 46% khách mua hàng trên Tiki hài lòng về dịch vụ. Trong khi con số đó của Shopee là 22%, Lazada là 24%.

Bởi các gian hàng phải có giấy phép kinh doanh/cá nhân phải cung cấp mã số thuế mới đăng ký thành công trên Tiki. Sản phẩm được kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc, chất lượng, đảm bảo hàng chính hãng.

Tiki

Tuy nhiên, thời gian xét duyệt đăng tải hàng hóa trên Tiki khá lâu (khoảng 24-48 tiếng). Cùng với những quy định về nội dung, hình ảnh sản phẩm khá kỹ. Do vậy, chủ shop có thể cân nhắc khi chọn Tiki là một trong những kênh bán hàng chính.

>> Kinh nghiệm bán hàng trên Tiki từ A – Z
>> Nên bán hàng trên Tiki hay Lazada?

2. Khó khăn khi kinh doanh thời trang trên các sàn thương mại điện tử

Hình thức thanh toán chủ yếu khi khách hàng mua trên sàn TMĐT vẫn là nhận hàng thanh toán tiền (COD) do vậy mà không tránh được tình trạng bùng hàng hoặc hoàn hàng không rõ lý do. Ảnh hưởng nhiều đến vị trí của shop trên sàn TMĐT hoặc shop sẽ phải chịu phí hoàn hàng. 

Thương trường là cạnh tranh, trên sàn TMĐT lại càng khốc liệt khi nhiều nhà bán hàng thực hiện các chương trình sale kịch sàn, giảm giá 0 đồng. Do vậy, shop bạn nên chú trọng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng, đảm bảo sản phẩm giao đến tay khách hàng giống như quảng cáo… để lấy niềm tin từ khách hàng. 

3. Giải pháp để kinh doanh thành công trên sàn thương mại điện tử

Trước những cơ hội và thách thức khi kinh doanh thời trang trên sàn TMĐT, MISA eShop gợi ý chủ shop một số giải pháp:

  • Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, có phương pháp quản lý nguồn hàng, tồn kho thông minh
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm, liên tục cập nhật những mẫu mã hot nhất
  • Đầu tư về mặt cơ sở hạ tầng để đáp ứng linh hoạt hành trình mua sắm của khách hàng. Bởi họ có thể xem hàng trên sàn TMĐT nhưng lại đến cửa hàng để mua trực tiếp
  • Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tích hợp quản lý bán hàng đa kênh như phần mềm MISA eShop của công ty cổ phần Misa. Phần mềm đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh bán buôn/bán lẻ thời trang. Từ quản lý thu chi, tồn kho, mã hàng hóa, khuyến mại đến quản lý inbox, comment của khách trên các kênh Facebook, Shopee, Lazada.

Năm 2019 – 2020 dự báo là thời điểm vàng của thương mại điện tử khi người tiêu dùng đã quen thuộc với hình thức mua sắm trực tuyến và sự phát triển của các sàn thương mại điện tử.

Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin bổ ích về các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Chúc các chủ shop chọn được kênh bán hàng phù hợp tăng doanh thu hiệu quả. Đăng ký dùng thử miễn phí phầm mềm quản lý bán hàng đa kênh tại đây: 

đăng ký dùng thử