Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Thắt chặt chi phí cố định tại shop thời trang, nên hay...

Thắt chặt chi phí cố định tại shop thời trang, nên hay không và bằng cách nào?

598
thắt chặt chi phí

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại cửa hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhân viên thì cửa hàng cần có những giải pháp thắt chặt chi phí cố định trong hoạt động của mình. Làm thế nào để tiết giảm chi phí cố định mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh là vấn đề mà nhiều chủ shop thời trang quan tâm. Bài viết sẽ phân tích thực trạng, đề xuất một số giải pháp để cửa hàng bạn tham khảo và áp dụng vào thực tiễn hoạt động.

Đọc thêm:
>> Phần mềm quản lý cửa hàng thời trang đầy đủ tính năng nhất
>> Nghệ thuật giữ chân khách hàng cũ dành cho các cửa hàng thời trang

1. Sự cần thiết của việc thắt chặt chi phí cố định

Chi phí cố định là những phần chi phí kinh doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất như tiền thuê mặt bằng, tiền thuê kho hàng, lương nhân viên cố định. Khác với chi phí khả biến có thể tăng hoặc giảm cùng với mức tăng hoặc giảm sản lượng sản xuất ví dụ như chi phí nhập hàng, tiền lương nhân viên thời vụ. Tổng chi phí = chi phí cố định + chi phí biến đổi.

Chi phí cố định là một trong những yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm, doanh thu và lợi nhuận. Việc thắt chặt chi phí cố định để đầu tư vào các chương trình tiếp thị tăng lợi nhuận. Đặc biệt dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh cửa hàng thời trang khi phải tạm thời đóng cửa hàng, nhân viên phải nghỉ việc, giảm doanh thu, hạn chế các chi tiêu phát sinh, điều chỉnh giá bán, đầu tư vào các kênh bán hàng online, giảm chi phí marketing tại cửa hàng và đầu tư tiếp thị online… Sau hơn 2 tháng “ngủ đông”, các cửa hàng đã hoạt động trở lại nhưng vẫn cần thắt chặt chi phí, thay đổi chi phí biến đổi để cửa hàng chuyển mình theo hướng mong đợi.

thắt chặt chi tiêu

2. Thực trạng thắt chặt chi phí tại cửa hàng

Hiện tại, phần lớn chi phí cửa hàng thời trang là tiền thuê mặt bằng. Để tiết kiệm chi phí cố định, nhiều cửa hàng cắt giảm các khoản chi phí không hợp lý như chi phí lưu thông hàng hóa, chi phí tiêu hao năng lượng như điện, nước, xăng xe, chi phí hội hè, tổ chức ăn uống hoặc đàm phán giảm tiền thuê mặt bằng.

Việc thắt chặt chi phí cố định tại cửa hàng không đơn giản là việc “thắt lưng buộc bụng” trong thời kỳ khó khăn hay tăng lợi nhuận trong ngắn hàng. Mà chính là xây dựng chiến lược tổng thể cho sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc thắt chặt chi phí cố định không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, nhập hàng, tiếp thị…

3. Giải pháp vận hành cửa hàng tiết kiệm chi phí

Để nâng cao hiệu quả quản lý, thắt chặt chi phí cố định nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh cửa hàng nên tham khảo những giải pháp vận hành tiết kiệm chi phí sau đây:

Thứ nhất, áp dụng các biện pháp quản lý cửa hàng thông minh giảm thiểu tối đa các thao tác dư thừa tốn kém chi phí và nhân lực như kiểm kho bằng sổ sách. Phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop là một giải pháp toàn diện tự động hóa các thao tác tính toán, kiểm kho, bán hàng, tra cứu tồn kho.

Thứ hai, tổ chức bộ máy nhân viên tin gọn, tối thiểu hóa thời gian làm việc thủ công với sổ sách, excel.

Thứ ba, kiểm soát chính xác số lượng tồn kho tối ưu theo hướng tối thiểu hóa chi phí kho bãi. Đối với mặt hàng thời trang xu hướng thay đổi nhanh chóng, cửa hàng nên thực hiện các chương trình khuyến mãi, sale xả kho đẩy hàng tồn để không bị tích trữ vốn, nhập hàng mới về bán.

Thứ tư, tổ chức hệ thống quản trị chuỗi cung ứng đảm bảo sự thông suốt giữ các công đoạn từ nhập hàng – kiểm kê hàng hóa – xuất kho. Các chứng từ, giấy tờ cần được hạch toán rõ ràng, tránh nhầm lẫn sai sót.

Thứ năm, nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh để chủ động trong kế hoạch xuất – nhập hàng.

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop chỉ với 3.000đ/ngày 

dùng thử miễn phí