Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Phần mềm cửa hàng có những loại nào?

Phần mềm cửa hàng có những loại nào?

1130
phần mềm cửa hàng có những loại nào
Phần mềm cửa hàng có nhiều loại, chủ shop trước khi quyết định sử dụng một phần mềm nên tìm hiểu và phân biệt được từng loại để lựa chọn được một phần mềm phù hợp nhất cho mình. Dưới đây là một vài cách phân biệt các loại phần mềm.

I – Theo chức năng, nghiệp vụ, phần mềm cửa hàng chia thành phần mềm viết chung và phần mềm viết riêng cho từng ngành hàng.

1, Phần mềm sử dụng chung cho mọi ngành hàng

Là phần mềm mà bất cứ loại cửa hàng nào cũng có thể sử dụng được. Loại phần mềm này có ưu điểm là đáp ứng được diện rộng đối tượng cửa hàng với các quy mô khác nhau, có những nghiệp vụ cơ bản nhất mà cửa hàng muốn quản lý như doanh thu, hàng hóa.

Tuy nhiên, nhược điểm của phần mềm viết chung là không đáp ứng được những yêu cầu riêng biệt của mỗi cửa hàng trong từng ngành hàng khác nhau. Chẳng hạn: phần mềm cho shop thời trang yêu cầu quản lý hàng hóa theo số lượng, size, màu sắc trong khi cửa hàng mĩ phẩm lại cần quản lý theo số lô, hạn dùng. Chính vì thế, tuy có ưu điểm là phần mềm đáp ứng được nhiều loại hình như cửa hàng tạp hóa, quần áo, thuốc, vất liệu xây dựng, nội thất…, nhưng chủ cửa hàng cũng nên cân nhắc trước khi ra quyết định mua lâu dài bởi có những nghiệp vụ phần mềm viết chung không giải quyết được vấn đề phát sinh tại cửa hàng.

2, Phần mềm viết riêng cho từng ngành hàng

Là một phần mềm được thiết kế và phát hành dành riêng cho một ngành hàng cụ thể. Chẳng hạn nhắc tới phần mềm cho cửa hàng thời trang, người ta nghĩ ngay tới MISA eShop.vn, phần mềm cho kế toán sử dụng SME.NET…

Với việc thiết kế riêng dành cho một ngành hàng duy nhất, phần mềm viết riêng đáp ứng tốt mọi nghiệp vụ phát sinh tại cửa hàng trong ngành hàng đó. Khắc phục được những yếu điểm mà phần mềm sử dụng chung cho tất cả ngành hàng.

PHẦN MỀM CỬA HÀNG CÓ NHỮNG LOẠI NÀO

II – Theo cách thức hoạt động, chia thành phần mềm online và phần mềm offline

1, Phần mềm online

Là phần mềm chỉ sử dụng được khi có kết nối mạng. Với ưu điểm dễ dàng quản lý trên các thiết bị khác nhau khi có kết nối Internet, phần mềm online được nhiều chủ shop để ý và tin dùng để quản lý cửa hàng từ xa.

Tuy nhiên như cách gọi của nó, phần mềm online sẽ không sử dụng được nếu không được kết nối mạng, hoặc sử dụng không ổn định nếu đường truyền mạng yếu, chập chờn, quá tải vào các giờ cao điểm.

2, Phần mềm offline

  • Là phần mềm sử dụng offline, dù có hay không kết nối mạng đều không bị ảnh hưởng tới việc vận hành của phần mềm.
  • Nhược điểm của phần mềm offline là chủ shop không thể chủ động quản lý cửa hàng từ xa thông qua internet, dữ liệu hầu như chỉ được lưu trữ tại một vài máy có cài đặt bộ cài của phần mềm đặt tại cửa hàng. Phần mềm này cũng yêu cầu máy tính PC hoặc laptop có cấu hính tương đối cao để đảm bảo việc sử dụng cho thu ngân, báo cáo được ổn định và trơn tru.

Lưu ý khi sử dụng phần mềm này là chủ cửa hàng cần thường xuyên back-up dữ liệu để tránh trường hợp máy bị virus hay xảy ra vấn đề về máy tính bị mất dữ liệu.

3, Phần mềm sử dụng được cả khi online và offline

PHẦN MỀM CỬA HÀNG CÓ NHỮNG LOẠI NÀO

Là phần mềm sử dụng ổn định dù có hay không có kết nối mạng.

Phần mềm sử dụng online và offline khắc phục được nhược điểm của cả 2 loại phần mềm kể trên, giúp chủ cửa hàng:
– Quản lý cửa hàng từ xa trên mọi thiết bị như: điện thoại, laptop, máy tính bảng…
– Không lo mất dữ liệu do tất cả thông tin được tự động tải lên kho điện toán đám mây khi có kết nối internet
– Sử dụng ổn định, không bị phụ thuộc vào đường truyền mạng

Trên đây là một số cách phân lọai thường gặp. Hy vọng với bài viết này chủ shop sẽ có cái nhìn bao quát và chi tiết nhất về ưu nhược điểm của mỗi loại phần mềm để chọn cho shop mình một phần mềm phù hợp nhất.

Chúc cho chủ shop quản lý ngày càng hiệu quả và kinh doanh thành công hơn. Và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của MISA eShop nhé!

PHẦN MỀM CỬA HÀNG CÓ NHỮNG LOẠI NÀO