Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện handmade

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện handmade

2546
Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện handmade
Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện handmade

Kinh doanh phụ kiện handmade trở thành cơn sốt trong giới trẻ, nhất là khi chẳng cần tốn quá nhiều tiền đầu tư nhưng lợi nhuận mang lại không hề nhỏ.

>> Kinh nghiệm mở shop thời trang cho người mới bắt đầu

>> Kinh nghiệm mở cửa hàng thời trang trẻ em

Nếu bạn khéo tay, có tài làm hoa, làm túi xách… hay bất cứ đồ nào và có ý tưởng kinh doanh với những món đồ đó thì có thể học hỏi một số kinh nghiệm dưới đây và mạnh dạn mở cửa hàng đồ handmade siêu lợi nhuận.

1. Luôn trau dồi kỹ năng làm đồ handmade

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện handmade

Ngoài việc có năng khiếu và sự mê mẩn những món đồ nhỏ xinh thì bạn cần trau dồi kỹ năng làm đồ handmade theo xu hướng. Việc này không quá khó, bạn có thể tham gia các khóa học hoặc xem các video dạy kỹ năng trên mạng, học hỏi những người có kinh nghiệm đi trước.

Đồ handmade luôn đòi hỏi tính sáng tạo và sự nắm bắt xu hướng, việc cập nhật sở thích của khách hàng là điều mà người kinh doanh nào cũng cần lưu tâm.

2. Nghiên cứu thị trường và chọn ý tưởng kinh doanh phù hợp

Trước khi kinh doanh, bạn nên tham khảo các khu vực gần nơi bạn định kinh doanh có cửa hàng nào chưa? Họ bán sản phẩm nào là chủ đạo? Mức giá bao nhiêu? Lượng khách ra sao?… Từ đó bạn có thể tìm ra hướng đi phù hợp cho mình, chọn được mặt hàng buôn bán có tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện handmade

Bạn có thể nghiên cứu xem mình sẽ kinh doanh mặt hàng nào rồi dựa vào nguồn vốn ban đầu, nguồn lấy hàng, khả năng sáng tạo của bản thân, lựa chọn mô hình kinh doanh của hàng trực tiếp hay online…

Để bán hàng hiệu quả, bạn nên triển khai việc kết hợp các kênh bán hàng. Nghĩa là, bạn không chỉ bán hàng trên một kênh mà có thể cùng lúc bán hàng trên nhiều kênh: bán tại cửa hàng, bán hàng online trên facebook, instagram, zalo, shopee…

3. Tìm hiểu về nguồn hàng handmade

Việc kinh doanh đồ handmade không phải là điều quá dễ dàng nếu bạn chỉ hoàn toàn nhập đồ về bán, như vậy sản phẩm sẽ thiếu sáng tạo và tính cạnh tranh. Đặc biệt, bạn phải tạo được nét riêng, độc đáo trong những sản phẩm của mình, bởi khách hàng có nhu cầu mua món đồ đó nhằm thể hiện cá tính riêng của mỗi bản thân.

Tìm hiểu về nguồn hàng là điều vô cùng cần thiết để xây dựng lợi thế cạnh tranh về giá và sản phẩm so với đối thủ:

– Nguồn hàng đa dạng

– Nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý, giá rẻ càng tốt.

– Nguồn hàng uy tín, đảm bảo việc cung cấp đủ số lượng, mẫu mã cần thiết.

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh phụ kiện handmade

4. Xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình

Xây dựng thương hiệu cá nhân, tạo dấu ấn riêng cho khách hàng là điều vô cùng quan trọng giúp khách hàng nhớ tới những món đồ của bạn. Ngoài việc bạn xây dựng thương hiệu riêng cho bản thân mình thì việc lựa chọn tên thương hiệu sao cho dễ nhớ, độc và lạ cũng là điều mà người kinh doanh nên lưu ý.

Để xây dựng thương hiệu bạn cần chăm chút hình ảnh, chăm sóc khách hàng và tạo uy tín từ những món đồ của mình, như vậy chắc chắn bạn sẽ có lượng khách hàng không nhỏ.

Đừng quên học thêm những cách bán hàng và marketing để bán hàng thu hút được nhiều khách hàng nhé. Chúc bạn kinh doanh thành công!

>> Phần mềm quản lý bán hàng giúp chủ Shop tăng 50% doanh thu chỉ sau 02 tháng