Phần mềm quản lý bán hàng Kiến thức Cách xóa bỏ lãng phí cho cửa hàng

Cách xóa bỏ lãng phí cho cửa hàng

1501
cách xóa bỏ lãng phí cho cửa hàng

Hiển nhiên bán hàng là điều tất yếu phải làm bởi NHẬP HÀNG VỀ THÌ PHẢI BÁN. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi: chăm chăm vào bán hàng, doanh thu kiếm được nhiều đấy nhưng nhưng lợi nhuận chẳng đáng là bao, vẫn dậm chân tại chỗ hoặc tăng không đáng kể so với doanh thu. Đó là vì CHI PHÍ BÁN HÀNG QUÁ LỚN.

Một trong những chi phí bỏ ra không hiệu quả nhất, đó là lãng phí. Những lãng phí thường gặp trong cửa hàng thường có 4 loại: Hàng hóa, thời gian, tiền bạc và nhân lực.

Đọc thêm:
>> Làm sao để kiểm soát doanh thu, chi phí tại shop bán lẻ
>> Quy trình chăm sóc khách hàng cá nhân cho cửa hàng thời trang

Ở bài viết này, MISA eShop sẽ chỉ cho bạn cách để gia tăng lợi nhuận bằng việc tối ưu hóa chi phí, cụ thể là việc xóa bỏ đi những lãng phí làm giảm chi phí bán hàng.

1/ Giảm lãng phí tiền bạc

“Chi tiêu đúng lúc đúng chỗ, đầu tư thông minh.”

Nhiều cửa hàng đầu tư một lúc ồ ạt rất nhiều thứ, thấy cái gì đó hay hay là lại bỏ tiền mua mà không tìm hiểu kĩ. Chẳng hạn:

Trường hợp 1:

Thấy mặt hàng áo dạ A bán chạy, nhập 1 lúc cả ngàn cái, nhưng thời điểm đó sản phẩm bắt đầu vào giai đoạn chững bởi có nhiều đối thủ cùng kinh doanh, không bán được hàng. → Hàng tồn kho đắp đống, tồn hàng, tồn vốn, chậm thu hồi vốn chứ chưa nói đến lời lãi.

=> Tìm hiểu kĩ nhu cầu và dung lượng thị trường, nhập hàng với số lượng vừa phải, không nhập ồ ạt.

Trường hợp 2:

Thấy người bạn có phần mềm để quản lý thông tin khách hàng CRM, thấy hay cũng mua về dùng: Bỏ ra chi phí lớn mà không khai thác hết tính năng của nó, không nghiên cứu kĩ đối tượng khách hàng của mình bởi mình bán quần áo, phụ kiện, giá trị mặt hàng tương ứng với khách hàng thích hợp với một kiểu chăm sóc khác đơn giản hơn, bởi quá trình ra quyết định mua những mặt hàng này của người tiêu dùng rất nhanh chứ không mất nhiều thời gian như các sản phẩm, dịch vụ cao cấp khác. Ví dụ như: Khi khuyến mãi thì gửi SMS đến thông báo, sinh nhật gửi tin chúc mừng, lưu giữu thông tin khách hàng, lịch sử công nợ, phân loại nhóm khách hàng…

=> Thay vì mua nhiều phần mềm như vậy, hãy vạch rõ mục đích sử dụng của mình, liệt kê xem cần quản lý những nghiệp vụ nào của cửa hàng: Kho, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, sản phẩm, bán hàng, nhân viên, khách hàng, vận chuyển, bán hàng đa kênh OCM…. Thay vì mua mỗi nghiệp vụ 1 phần mềm gây tốn kém chi phí, hãy đầu tư 1 phần mềm có khả năng đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ nêu trên. Trên thị trường hiện nay, MISA eShop là một phần mềm có khả năng đáp ứng tất cả cả nghiệp vụ với chi phí không hề cao so với những gì chủ cửa hàng phải bỏ ra khi mua các phần mềm khác. Thay vì đầu tư nhiều, hãy đầu tư đúng!

Trên đây là 2 ví dụ về việc đầu tư không hiệu quả gây lãng phí. Ngoài 2 loại này, có thể kể đến những lãng phí khác như: Mua dư thừa quá nhiều đồ trang trí cửa hàng, kệ, giá, ma-no-canh, móc áo, thiết bị in ấn… Xác định đúng số lượng cần dừng và chi mua vừa đủ nhu cầu để tránh những lãng phí không cần thiết.

Đọc thêm:
>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng hiệu quả giúp tăng doanh số
>> Khi nhân viên thu ngân gian lận, cần phải làm gì?

2/ Tiết kiệm nhân lực

Đây là vấn đề rất nhiều cửa hàng gặp phải. Trung bình việc áp dụng công nghệ sẽ trong quản lý sẽ giúp tiết kiệm nhân lực từ 20-30% so với thông thường. Chẳng hạn, cứ 1 cửa hàng quy mô 4 nhân viên thì có thể giảm được xuống còn 3 nhân viên khi việc tự động hóa các quy trình giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn.

Theo cách truyền thống, cửa hàng có thể có 1 nhân viên bán hàng, 1 nhân viên thu ngân kiêm mỗi ca, nhân viên này có thể kiêm thêm việc quản lý xuất- nhập kho- kiểm tra số lượng hàng hóa và tính toán doanh thu mỗi ngày. Như vậy, mỗi ca cần có 2 nhân nhân viên là tối thiểu. Nhưng khi sử dụng phần mềm, việc tính toán doanh thu không còn khó khăn, chỉ bằng thao tác đơn giản trên máy tính hay điện thoại, máy tính bảng, quản lý, nhân viên hay chủ cửa hàng dễ dàng xem được báo cáo, số lượng xuất kho và tồn kho thực tế mà không mất công tính toán. Việc của nhân viên lúc này chỉ đơn giản là xem kiểm tra lượng hàng tại cửa hàng có khớp với báo cáo hay không?

Bên cạnh đó, việc tiền nhanh hơn, chuẩn hơn giúp thu ngân XÓA BỎ TÌNH TRẠNG NHẦM LẪN về tiền thanh toán với khách hàng. Nhân viên bán hàng có thể NHANH CHÓNG KIỂM TRA LƯỢNG HÀNG HÓA/ KÍCH THƯỚC/ MÀU SẮC để tư vấn cho khách hàng ngay trên smartphone.

Việc xóa bỏ lãng phí về nhân lực là cách xóa bỏ lãng phí cần thiết, giúp cửa hàng tiết kiệm từ 20-30% chi phí thuê nhân viên. Đồng thời áp dụng công nghệ trong bán hàng cũng giúp khách hàng thấy sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng nhiều hơn.

Đăng ký dùng thử 15 ngày miễn phí phần mềm quản lý cửa hàng tiết kiệm chi phí vận hành, giảm thất thoát, gia tăng doanh số hiệu quả: 

CTA

3/ Giảm lãng phí thời gian

Thay vì mất hàng giờ để cộng chi phí, lãi lỗ, doanh thu mỗi ngày, mỗi tháng, thì giờ đây chủ shop chỉ mất 5 phút để xem báo cáo doanh thu, chi phí, lãi lỗ ra sao được phân loại rõ ràng. Từ đó chủ cửa hàng dễ dàng quản lý hơn, đồng thời cũng có thời gian nhiều hơn cho mình làm những công việc khác thú vị hơn, kiếm được nhiều thu nhập hơn.

Thay vì tốn thời gian để vào kho tìm hàng cho khách, màu sắc, kích thước phù hợp cho khách mất 10-15’, nhân viên bán hàng có thể dùng điện thoại, máy tính nhập mã hàng và tìm thông tin ngay trên phần mềm và tự tin trả lời với khách: “ Cửa hàng em còn hàng ạ”

Thay vì mất cả ngày để nhập kho, xuất kho, khớp hàng nhập, hàng xuất và tồn kho, thì nhờ phần mềm, quản lý kho, hàng hóa cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc ghi chép sổ sách có thể lược bỏ, lưu thông tin trên phần mềm để có thể TRA CỨU BẤT CỨ LÚC NÀO, BẤT CỨ NƠI ĐÂU.

Đọc thêm:
>> 5 ưu điểm vượt trội của phần mềm quản lý bán hàng MISA eShop
>> Giải pháp nào giải quyết mọi khó khăn trong bán hàng online

4/ Cách xóa bỏ lãng phí hàng hóa

Có kế hoạch xuất- nhập hàng và xả hàng, không để hàng hóa tồn quá lâu.

Không riêng gì quần áo, giày dép, phụ kiện. Các loại hàng hóa bằng hiện vật nói chung đều hao mòn theo thời gian. Không nói đến số lượng, về chất lượng hàng hóa có thể bị giảm sút, do vậy việc bán hàng gặp nhiều trở ngại hơn.

Muốn kế hoạch xuất-nhập hàng triển khai hiệu quả nhất, quản lý/chủ cửa hàng cần luôn nắm được tình trạng tồn kho/ số lượng/màu sắc/mặt hàng bán chạy ở bất cứ thời điểm nào. Muốn như vậy, thay vì mất công tự mình vào kho thống kê hay chờ đợi nhân viên làm xong để báo cáo, chủ cửa hàng có thể xem trực tiếp trên phần mềm quản lý cửa hàng.

Một điểm tiện ích khác, khi tra cứu số lượng hàng tồn kho, quản lý có thể thống kê trực tiếp giá trị hàng tồn kho tại thời điểm đó, từ đó biết được mình đã bỏ vốn với mặt hàng đó bao nhiêu, đã thu được bao nhiêu rất nhanh và tiện dụng.

Lãng phí hàng hóa còn do nguyên nhân không kiểm soát được số lượng hàng, số lượng mẫu cửa hàng thực có. Điều này phát sinh 3 vấn đề:
– Một là, không có kế hoạch nhập hàng phù hợp.
– Hai là, không biết có hàng hay không để tư vấn và cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
– Ba là, dễ dàng cho kẻ gian lợi dụng để chiếm dụng hàng hóa. Tất cả đều thiệt hại cho cửa hàng, vừa mất tiền vừa mất của.
Chính vì thế, cách xóa bỏ lãng phí hàng hóa hữu hiệu nhất là chủ cửa hàng và quản lý luôn kiểm soát được chính xác số lượng hàng, không nhập quá nhiều, chú ý đến cách bảo quản để không khiến hàng hóa hư hỏng hay giảm tối đa sự thiệt hại, mất mát về hàng hóa.
Những người quản lý và chủ cửa hàng đừng chỉ chăm chăm bán hàng, hãy thường xuyên nhìn lại và tìm ra những nguyên nhân khiến cho hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục để có kết quả doanh thu và lợi nhuận cao nhất như mục tiêu đã đề ra.
MISA eShop